Thứ tư 02/07/2025 04:49
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hoàn thiện pháp chế để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ

Nghị quyết số 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định kinh tế tư nhân là thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế, là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh về việc nghiên cứu đầu tư dự án đường sắt kết nối từ Thủ Thiêm đi Cần Giờ. Tại văn bản này, Tập đoàn Vingroup cho biết đã cùng với các tổ chức và cá nhân trong nước, trong đó cá nhân chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed. Đây là dự án mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Vingroup tham gia. Không chỉ vậy, ngày 14/5, Công ty đăng ký tham gia đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Doanh nghiệp (DN) này kỳ vọng có thể khởi công dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam trước tháng 12/2025 và khai thác toàn tuyến trước tháng 12/2030.

Hoàn thiện pháp chế để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ là công trình tạo động lực bứt phá cho nền kinh tế.

Dù mới chỉ là đăng ký tham gia, nhưng Vinspeed đã tạo nên dấu ấn đặc biệt, cho thấy các DN tư nhân nước ta bắt đầu lớn mạnh, dám làm và làm lớn. Đặc biệt Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành ngày 4/4/2025, kỳ vọng để các DN tư nhân phát triển mạnh mẽ, thậm chí vươn ra thế giới như một lực lượng sản xuất quan trọng của nền kinh tế đang vươn mình phát triển trong giai đoạn mới.

Bước ngoặt lịch sử trong phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW là một bước tiến đột phá về tư duy phát triển; là cuộc cách mạng về tư duy và thể chế; là bước ngoặt lịch sử trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân. Nghị quyết yêu cầu phải giảm thủ tục phiền hà, đơn giản thủ tục hành chính; tăng sự bảo vệ, an toàn của doanh nhân; khơi thông nguồn lực của kinh tế tư nhân. Chính phủ cũng sẽ ban hành Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế tư nhân dự kiến ban hành ngay trong tháng 5 này, sẽ xác định 2026 - 2030 là giai đoạn khơi thông, phát huy nguồn lực tư nhân để hướng đến các mục tiêu tăng trưởng cao.

Nếu trước đây, kinh tế tư nhân được coi như đối tượng được điều tiết và quản lý bởi Nhà nước, thì với Nghị quyết số 68-NQ/TW, khu vực này là một đối tác đồng hành trong công cuộc phát triển quốc gia. Những giải pháp tại Nghị quyết là chìa khóa tháo gỡ các điểm nghẽn thể chế - nguyên nhân sâu xa kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Việt Nam đang có trên 940.000 DN và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW là tăng gấp đôi, tức là 2 triệu DN vào năm 2030. Muốn có số lượng DN lớn như vậy, chìa khóa mấu chót là phải đơn giản hóa thủ tục để DN dễ dàng gia nhập thị trường.

Đây là vấn đề tồn tại lâu nay mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã thấy rõ khi yêu cầu Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các bộ ngành, phải phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí kinh doanh, chi phí không chính thức. Cải cách thể chế phải theo hướng bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Nghị quyết số 68-NQ/TW đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, đồng thời mang tầm nhìn chiến lược đối với định hướng phát triển đất nước. Tổng Bí thư khẳng kinh tế tư nhân không chỉ là một thành phần của nền kinh tế, mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết số 68-NQ/TW có nhiều điểm rất đột phá. Đây là lần đầu tiên có một nghị quyết của Bộ Chính trị nêu rõ việc bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của DN không chỉ trên giấy, mà phải được cụ thể hóa bằng chính những quy định của pháp luật. Việc xóa bỏ các rào cản hành chính, tư duy "không quản được thì cấm" và cơ chế "xin - cho" sẽ mở rộng hơn nữa cánh cửa gia nhập thị trường cho khu vực kinh tế tư nhân.

Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam phải có ít nhất 20 DN lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Rất nhanh chóng, ngày 16/5, Quốc hội đã tổ chức thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết một số cơ chế đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Dự thảo nghị quyết này nhằm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 68 và tạo cú hích, đòn bẩy để kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân đóng góp 55-58% GDP

Dù còn nhiều hạn chế nhưng kinh tế tư nhân nước ta đã có những thành quả rất lớn, khi tăng trưởng bình quân khoảng 10-12% mỗi năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cao hơn so với khu vực DN nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực này đóng góp khoảng 55-58% GDP, 35-40% tổng thu ngân sách, giải quyết 84-85% việc làm, có năng suất lao động tăng bình quân tăng 8,5-9,5% mỗi năm. Khu vực tư nhân còn đóng góp quan trọng vào xuất khẩu. Theo Bộ Công Thương, hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến từ DN tư nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghệ cao và nông sản.

Khác với DN nhà nước, các DN kinh tế tư nhân không sử dụng ngân sách, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) cao hơn 30-50% so với DN nhà nước.

Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp, khi nhiều nền kinh tế của các quốc gia phát triển, khu vực kinh tế tư nhân thậm chí chiếm tới 70-90% GDP, như Mỹ chẳng hạn, có nhiều công ty khổng lồ như Walmart, Amazon, Exxon Mobil, Apple... Chỉ tính riêng Walmart có doanh thu hơn 611 tỷ USD vào năm 2023, lớn hơn cả nền kinh tế nước ta.

Ở nước ta, một số tập đoàn lớn bắt đầu có những đóng góp ngân sách cao, như Hòa Phát chẳng hạn. Với khoản nộp ngân sách cho cả năm 2024 là 13.400 tỉ đồng. Đây cũng là một trong số ít DN tư nhân có số nộp ngân sách rất cao, bằng tổng thu của 6 tỉnh, cao hơn 34 tỉnh thành.

Nghị quyết 68, Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân 1

Sản phẩm của Hòa Phát được xuất khẩu đến gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó, các thị trường xuất khẩu bao gồm Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản và Australia. Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát.

Một đặc điểm dễ thấy, kinh tế tư nhân ở nước ta chủ yếu có quy mô nhỏ, chiếm 96% tổng số DN, do vậy tính cạnh tranh quốc tế không cao. Những DN lớn như Vingroup, Masan, FPT, VinFast, Hòa Phát, Vinamilk, TH… vẫn còn ít.

Thực tế rất rõ ràng là kinh tế tư nhân ở nước ta chủ yếu có quy mô nhỏ, chiếm 96% tổng số DN, do vậy tính cạnh tranh quốc tế không cao. Những DN lớn như Vietjet Vingroup, Masan, FPT, VinFast, Hòa Phát, Vinamilk, TH… vẫn còn ít.

Bài học từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước phát triển cho thấy, khi kinh tế tư nhân được trao cơ hội phát triển, nó có thể trở thành động lực chủ đạo của nền kinh tế.

Hàn Quốc với các tập đoàn tư nhân lớn như Samsung, LG, Hyundai... đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế. Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy, động lực chủ sở hữu chính là yếu tố quyết định sự thành công của nền kinh tế.

Việt Nam hoàn toàn có thể học tập mô hình này, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ mọi rào cản để kinh tế tư nhân phát triển.

Vươn ra thế giới

Các DN lớn nước ta đã bắt đầu vươn ra thế giới với nhiều khoản đầu tư rất lớn. Năm 1998, FPT bắt đầu chiến lược toàn cầu hóa, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài và 25 năm sau FPT đã cán mốc 1 tỷ USD. Tập đoàn FPT với mạng lưới 290 trụ sở, văn phòng, chi nhánh tại 4 châu lục, 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, là đối tác quan trọng của hàng trăm tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực, đối tác công nghệ cấp cao của GE, Airbus, Siemens, Microsoft, Amazon Web Services, SAP. FPT vừa công bố mục tiêu dài hạn của chiến lược toàn cầu hóa đạt 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030.

Không chỉ trong công nghệ, trên lĩnh vực khác như thực phẩm, sữa, một số DN Việt cũng đã vươn ra thế giới một cách mạnh mẽ. Vinamilk tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài như Driftwood (Mỹ), Lao-Jagro Development (Lào), Angkormilk (Campuchia) và công ty liên doanh Del Monte - Vinamilk (Philippines).

Ngày 21/5/2024, Tập đoàn TH khởi công dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa có tổng vốn đầu tư 19 tỷ rub (hơn 5.200 tỷ đồng) tại làng Nikolo-Mikhailovka, quận Yakovlevsky, lãnh thổ Primorsky Krai (Viễn Đông, Liên bang- LB Nga).

Dự án bao gồm: xây dựng 1 trang trại quy mô 6.000 con bò vắt sữa; xây dựng nhà máy chế biến sữa công suất 250 tấn/ngày; khai thác vùng nguyên liệu rộng 13.000 ha.

Đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình thực hiện Tổ hợp dự án sữa của TH tại LB Nga. Trước đó, trang trại bò sữa cao sản đầu tiên của Tập đoàn TH tại LB Nga được khánh thành ngày 31/1/2018. Trang trại thuộc khuôn khổ dự án tổ hợp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao và một số dự án thực phẩm với tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD trong vòng 10 năm,

Khi hoàn thiện toàn bộ dự án, TH sẽ làm chủ vùng nguyên liệu tập trung có tổng diện tích 140.000 ha. Chuỗi trang trại, nhà máy với tổng công suất chế biến sữa 5.900 tấn mỗi ngày dự kiến cung cấp thêm cho thị trường Nga gần 1.800.000 tấn sữa mỗi năm.

Ngày 11/5, tại tỉnh Kaluga, LB Nga, Tập đoàn TH đã tổ chức lễ khánh nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga, với sự hiện diện của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko. Lễ khánh thành được truyền hình trực tiếp giữa hai đầu cầu Kaluga và Matxcơva. Với việc khánh thành nhà máy này, Tập đoàn TH đã hoàn thiện mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất khép kín từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch mang thương hiệu TH true MILK.

Nghị quyết 68, Bộ Chính trị, kinh tế tư nhân 3

Ngày 11/5, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và LB Nga và đại diện Tập đoàn TH thực hiện nghi thức nhấn nút khánh thành nhà máy tại đầu cầu Moscow.

Phát biểu tại lễ khánh thành, bà Thái Hương chia sẻ: "Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu một mốc thành công của tầm nhìn chiến lược của Tập đoàn TH". Bà Hương khẳng định dự án của TH tại LB Nga đã mở ra một xu hướng mới trong hợp tác đầu tư Việt Nam và quốc tế.

Nhà máy sữa tươi sạch TH tại Kaluga được xây dựng trên diện tích gần 15ha, thuộc vùng kinh tế đặc biệt Kaluga, cách Matxcơva khoảng 100km, có công suất thiết kế 1.000 tấn/ngày (giai đoạn 1 đạt 500 tấn/ngày), là một trong những nhà máy có quy mô chế biến lớn nhất tại LB Nga.

Nhà máy được thiết kế theo công nghệ tiên tiến bởi Bilfinger Tebodin (Hà Lan) và GEA (Đức), thi công bởi CBMI Sinoma - doanh nghiệp xây dựng nhà nước hàng đầu Trung Quốc. Các dây chuyền chế biến, chiết rót, đóng gói và tự động hóa được trang bị từ những thương hiệu hàng đầu thế giới như Đức, Thụy Điển, Na Uy, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ… và được lắp đặt, vận hành bởi đội ngũ chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm.

Nhà máy sử dụng sữa tươi sạch từ các trang trại công nghệ cao của TH tại Matxcơva và Kaluga. Nhờ giống bò cao sản nhập khẩu từ Mỹ và công nghệ hiện đại, đàn bò đạt năng suất 40-41 lít/con/ngày, với sữa có độ béo 4,0% và độ đạm 3,2%.

Sản phẩm sữa của Tập đoàn TH được phân phối qua các kênh truyền thống, siêu thị và tại hàng trăm cửa hàng TH true mart trên khắp nước Nga và xuất khẩu đến các thị trường khu vực và quốc tế như khối BRICS và châu Á - Thái Bình Dương.

Sau giai đoạn 1, Tập đoàn TH sẽ triển khai giai đoạn 2 để nâng công suất nhà máy lên 1.000 tấn/ngày vào năm 2026, đồng thời xúc tiến xây dựng trang trại K2 tại Kaluga và mở rộng hoạt động chăn nuôi, chế biến sữa tại Primorye và Cộng hòa Bashkortostan.

Việc khánh thành nhà máy của TH là minh chứng cho lời nói của Anh hùng Lao động Thái Hương - người sáng lập Tập đoàn TH: "Tôi sẽ đưa ly sữa Việt Nam ra thế giới". TH đã thành công bước đầu và có những bước đi rất vững chắc.

FPT, TH… đang lớn mạnh. Cùng với đó là những dự án đường sắt cao tốc táo bạo của VinSpeed, cho thấy các DN tư nhân đang lớn mạnh và nếu có cơ chế hoàn thiện, cùng với sự ra đời của Nghi quyết 68, kinh tế tư nhân nước ta như được chắp cánh, để phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả và chất lượng cao, ngày càng có nhiều DN tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tin bài khác
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Lễ công bố tổ chức hành chính mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 30/6, đánh dấu bước chuyển lịch sử với mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

8h sáng nay 30-6, tất cả các tỉnh, thành cả nước đồng loạt tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.