Hòa Bình: Hàng nông sản "đi Tây"

09:06 27/01/2023

Ngày 5/1/2023, UBND huyện Cao Phong, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hòa Binh, Công ty TNHH MTV Cao Phong và Công ty CP RYB đã tổ chức xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên gồm 7 tấn cam tươi sang thị trường Vương quốc Anh.

Ảnh minh họa
 Sản phẩm chè Sông Bôi, sản phẩm OCOP 4 sao nhiều năm nay có uy tín trên thị trường các nước Châu Âu và EU.                 

Tuy số lượng còn khiêm tốn, nhưng mở ra một hướng đi mới cho vùng cam Cao Phong. Theo Sở NNPTNT tỉnh Hòa Bình, tính đến tháng 1/2023, toàn tỉnh đã có 14 doanh nghiệp, HTX có sản phẩm nông sản xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Anh, EU, Hà Lan, Đức… Các sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ ngũ cốc, rau, củ, quả, măng, nông sản tươi như mía, chuối, nhãn, bưởi, cam với tổng giá trị hàng hóa ước đạt 518,65 tỷ đồng, tăng 103,92% so với năm 2021. Hiện nay Hòa Bình đã có 147 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ chứng nhận VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ.

Ảnh minh họa
Sản phẩm nhãn của HTX Sơn Thủy Kim Bôi đã được xuất khẩu sang thị trường EU.

Ông Ngô Đức Sinh, Tổng Giám đốc Công ty CP Kim Bôi cho biết, năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng Cty đã vượt qua khó khăn vừa chống dịch, vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Năm 2021, Công ty đã xuất khẩu được 13 chuyến hàng nông sản chế biến sang thị trường các nước. Năm 2022, Công ty xuất khẩu được 11 chuyến hàng, với tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp đạt trên 13,2 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Sản phẩm cam Cao Phong tiềm năng lớn trong mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Hòa Bình.

Một trong những sản phẩm nông sản có tiềm năng lớn để xuất khẩu ra thị trường các nước ở Hòa Bình là mía ăn tươi. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hòa Bình, hiện nay Hòa Bình có hơn 6.000 ha mía ăn tươi, sản lượng hàng năm ước đạt trên 430.000 tấn/năm. Các huyện có diện tích mía ăn tươi nhiều là: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy. Ông Nguyễn Lê Điệp, Giám đốc Cty Thương mại Tiến Ngân (TP Hòa Bình), doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của tỉnh Hòa Bình (đến thời điểm hiện nay) chế biến và đưa sản phẩm mía ăn tươi ra thị trường Hàn Quốc và Châu Âu. Niên vụ năm 2020 - 2021, trong khó khăm do dịch bệnh Covid-19, nhưng Cồng ty đã xuất khẩu trên 80 tấn mía sang thị trường Châu Âu và Hà Quốc. Niên vụ năm 2021 – 2022, Công ty sẽ xuất khẩu từ 300 – 500 tấn mía sang thị trường các nước Châu Âu và Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.

Ảnh minh họa
 Hòa Bình có trên 6.000 ha mía ăn tươi, vùng nguyên liệu lớn cho xuất khẩu.

Cùng với mía ăn tươi, măng, cam là nhãn của HTX Sơn Thủy (Kim Bôi), Bưởi đỏ Tân Lạc, Bưởi Diễn Yên Thủy, chè Công ty TNHH 2 TV Sông Bôi Thăng Long… đã có mặt trên thị trường EU và các nước: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Hà Lan… việc đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu là bước tiến mới, đáng khích lệ, tạo cơ hội cho người nông dân Hòa Bình. Ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đố Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, ghi nhận và đánh giá cao sử nỗ lực của các doanh nghiệp, HTX có sản phẩm nông, lâm sản xuất khẩu trong năm 2022 và sẽ là tiền đề cho việc xuất khẩu sản phẩm nồng, lâm sản chủ lực trong những năm tiếp theo. Ngành nông nghiệp Hòa Bình tiếp tục phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thực hiện nhiều đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ. Thúc đẩy nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHKT, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao giải pháp khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Tăng cường hoạt động hợp tác, thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.                                                                          Nguyễn Hồng Bài