Thứ năm 21/11/2024 20:54
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua 11 Nghị quyết quan trọng tại kỳ họp thứ 22

05/11/2024 22:55
Ngày 5/11, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thảo luận, quyết nghị một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu.

Sau 01 ngày làm việc khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật hiện hành.

Với tinh thần đổi mới chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm chỉ đạo; Thường trực HĐND tỉnh, UBND và các cơ quan liên quan đã tích cực triển khai; các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết của kỳ họp đã được các cơ quan chuẩn bị kỹ lưỡng và khoa học, công tác thẩm tra được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định; các tài liệu đã gửi tới các đại biểu nghiên cứu trước và công khai trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh đã dành thời gian thỏa đáng để xem xét, thảo luận kỹ đối với 17 tờ trình, 11 dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh và nghiên cứu 18 báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh. Dành 1/2 ngày cho phiên thảo luận tại tổ và hội trường.

Với tinh thần thật sự cầu thị, thẳng thắn có tính xây dựng cao, trên cơ sở định hướng của Chủ tọa kỳ họp đã có 60 lượt ý kiến tham gia phát biểu (trong đó có 38 lượt ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh); các ý kiến tập trung trí tuệ, trách nhiệm, thẳng thắn tham gia, thảo luận vào các nhóm vấn đề trọng tâm, nhóm vấn đề là những cơ chế, biện pháp quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời điểm những tháng cuối năm 2024 để đưa ra các giải pháp điều hành hiệu quả góp phần thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Trên cơ sở ý kiến tham gia của đại biểu, Chủ tọa kỳ họp đã yêu cầu lãnh đạo UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan báo cáo, giải trình HĐND tỉnh.

Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu, báo cáo giải trình của các cơ quan chức năng, Chủ tọa kỳ họp đã điều hành thông qua 11 nghị quyết với sự thống nhất của 100% đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh dự họp, thể hiện rõ trách nhiệm trước Đảng bộ, chính quyền, cử tri và Nhân dân toàn tỉnh.

Các nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư: HĐND tỉnh quyết nghị phê duyệt chủ trương đầu tư 02 dự án: (1) Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 327 (đoạn từ đường trục chính thành phố Đông Triều đến ngã tư Nam Mẫu, thành phố Uông Bí) để từng bước đầu tư đồng bộ tuyến đường theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch các khu du lịch văn hóa lịch sử Hồ Thiên, Ngọa Vân, Yên Tử nhằm thu hút du khách đến với các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tổng mức đầu tư không quá 230 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án năm 2024 - 2027. (2) Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 330, đoạn từ thị trấn Ba Chẽ đến đường tỉnh 342: để từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại theo quy hoạch, kết nối trung tâm huyện Ba Chẽ với vùng cao và kết nối với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, thành phố Hạ Long thông qua tuyến đường tỉnh 342 đang được đầu tư nâng cấp; tạo động lực phát triển vùng cao của huyện Ba Chẽ, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng miền; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và bền vững, bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng dân tộc, miền núi. Tổng mức đầu tư không quá 990 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2027.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích phát biểu
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Vi Ngọc Bích phát biểu.

(3) Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách cấp tỉnh.

Nhằm tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở các cấp ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho các địa phương, các cơ quan giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo sử dụng nguồn lực đúng mục đích, thủ tục theo Luật Đầu tư công và tiến độ hoàn thành dự án. HĐND tỉnh quyết nghị thông qua điều chỉnh giảm nguồn vốn phân bổ của dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342, đoạn thuộc địa phận thành phố Hạ Long, do không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn trong giai đoạn 2024-2025 để phân bổ cho 02 dự án hoàn thành và bổ sung danh mục và kế hoạch đầu tư công trung hạn cho 11 dự án khởi công mới. Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021, Nghị quyết số 103/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2022, Nghị quyết số 125/NQ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2022, Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2023, Nghị quyết số 165/NQ-HĐND ngày 31 tháng 10 năm 2023, Nghị quyết số 184/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 và Nghị quyết số 211/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

(4) Nghị quyết về việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và một số nội dung thuộc lĩnh vực tài chính - ngân sách.

Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua: (1) Điều chỉnh giảm dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh của 16 đơn vị dự toán cấp tỉnh do tiết kiệm sau đấu thầu, còn dư sau khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc không thể triển khai do nguyên nhân khách quan để phân bổ chi trả nợ ngân sách địa phương và chi đầu tư phát triển khác để ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay giải quyết việc làm. (2) Điều chỉnh, bổ sung và phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024: Bổ sung và phân bổ kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2023, thưởng vượt thu năm 2022 để bố trí cho 09 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đã phân bổ của 26 dự án do không có khả năng, không còn nhu cầu trong năm 2024 để phân bổ kế hoạch vốn cho 17 dự án có nhu cầu và cam kết giải ngân trong năm 2024 và bù đắp hụt thu tiền sử dụng đất của 06 dự án và bổ sung có mục tiêu hỗ trợ 02 dự án thuộc nhiệm vụ chi của cấp huyện (cam kết giải ngân trong năm 2024). (3) Đồng ý hỗ trợ cho huyện Vân Đồn để cân đối chi thường xuyên do hụt thu ngân sách, giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện hỗ trợ trên cơ sở xác định chính xác số hụt thu được các cơ quan chuyên môn thẩm định. Sau khi kết thúc năm ngân sách và trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách tỉnh; việc hỗ trợ đảm bảo theo quy định Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi thực hiện, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất. (4) Đồng ý cho ý kiến về một số nội dung thuộc lĩnh vực quản lý tài sản công để Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền, gồm: (i1) Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng công trình sự nghiệp lĩnh vực y tế: công trình thuộc dự án cải tạo, xây mới Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều tại Tờ trình số 2991/TTr-UBND ngày 17/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; (i2) Phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tại Tờ trình số 3085/TTr-UBND ngày 28/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; (i3) Phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng công trình sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý tại Tờ trình số 3086/TTr-UBND ngày 28/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; (i4) Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số 3087/TTr-UBND ngày 28/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh biểu quyết thông qua các nghị quyết
Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh biểu quyết thông qua các nghị quyết.

(5) Nghị quyết cho ý kiến về Kế hoạch Đầu tư công trung hạn cấp tỉnh giai đoạn 2026 – 2030.

Trên cơ sở đánh giá tổng thể, đầy đủ và sát đúng tình hình, kết quả triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đế xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, HĐND tỉnh thống nhất cho ý kiến: Kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp tỉnh giai đoạn 2026-2030 được xây dựng theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương; bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2026 - 2030 đề ra và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2026 - 2030. Cơ bản thống nhất với đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 như Tờ trình số 3082/TTr-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục hoàn thiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm giai đoạn 2026 - 2030, trình Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2026 - 2030 quyết nghị theo quy định.

(6) Nghị quyết về việc thông qua danh mục các dự án, công trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đợt 03 năm 2024; điều chỉnh tên, diện tích dự án, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số dự án, công trình đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết đã thông qua danh mục 30 dự án, công trình thu hồi đất với tổng diện tích cần thu hồi là 80,315ha; 52 dự án, công trình có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với 38,797ha đất lúa, 0,65ha đất rừng phòng hộ và 211,092ha đất rừng sản xuất và 11 dự án, công trình quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với 16,29ha rừng tự nhiên quy hoạch rừng phòng hộ và 97,321ha rừng trồng quy hoạch rừng sản xuất; Điều chỉnh tên dự án, diện tích dự án, diện tích thu hồi đất đối với 16 dự án; điều chỉnh diện tích dự án, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất đối với 07 dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua do đã được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch hoặc xác nhận nguồn gốc, loại đất trong quá trình thực hiện kiểm kê, giải phóng mặt bằng….để thực hiện các dự án, công trình phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

(7) Nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh.

Nghị quyết này quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo điểm d khoản 2 Điều 91 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; khoản 1 Điều 67 Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Đối tượng áp dụng, gồm: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh là thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị lớn hơn 200 triệu đồng từ nguồn dự toán ngân sách được giao và các nguồn kinh phí được phép sử dụng theo quy định

Ảnh toàn cảnh
Ảnh toàn cảnh

(8) Nghị quyết cho ý kiến về mức tỷ lệ (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết cho ý kiến đối với các mức tỷ lệ gồm: (1) Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất hằng năm không thông qua hình thức đấu giá là 1%. (2) Đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm: (i1) Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm, đơn giá thuê đất được tính theo mức bằng 30% của đơn giá thuê đất trên bề mặt với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm có cùng mục đích sử dụng đất. (i2) Trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, đơn giá thuê đất được tính theo mức bằng 30% của đơn giá thuê đất trên bề mặt với hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có cùng mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng đất. (3) Đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trả tiền thuê đất hằng năm, đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được tính theo mức bằng 50% của đơn giá thuê đất hằng năm hoặc đơn giá thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê của loại đất có vị trí liền kề với giả định có cùng mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất với phần diện tích đất có mặt nước, nhằm cụ thể hóa các quy định mới của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ Quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Các mức nêu trên đảm bảo phù hợp với thực tế của địa phương, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển và tạo môi trường hấp dẫn trong thu hút đầu tư của tỉnh, thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2025. Sau khi Bảng giá đất mới được xây dựng theo các quy định của Luật đất đai năm 2024 được thông qua (thực hiện từ 01/01/2026), các mức trên sẽ được rà soát để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, thực hiện cùng thời điểm với Bảng giá đất mới.

(9) Nghị quyết về việc Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Nghị quyết được thông qua nhằm khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán hiệu quả thấp, chuyển dần sang mô hình chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại và tập trung, nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống của cộng đồng, cảnh quan đô thị góp phần triển khai có hiệu quả quy định của Luật Chăn nuôi năm 2018. Theo đó, Nghị quyết đã thông qua 314 khu vực (thôn/khu) không được phép chăn nuôi tại các khu vực nội thành của 13/13 thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh và các khu chung cư, nhà ở xã hội, khu tái định cư tập trung, khu đô thị nằm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi được áp dụng thực hiện theo các chính sách tại Nghị định số 106/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

(10) Nghị quyết quy định Quy định về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), Tết Nguyên đán hằng năm đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và người thờ cúng liệt sĩ của tỉnh Quảng Ninh.

Nghị quyết quy định về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (ngày 27 tháng 7), Tết Nguyên đán hằng năm đối với 09 đối tượng cá nhân là người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và người thờ cúng liệt sĩ của tỉnh Quảng Ninh và 05 tập thể là các Trung tâm điều dưỡng thương binh một số tỉnh (Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh), Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Quảng Ninh từ nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh, giao dự toán cho các Sở, ngành phụ trách đối tượng và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương tại thời điểm giao dự toán ngân sách hằng năm. Đối tượng được hưởng phải là đối tượng đang do các cơ quan quản lý. Đối tượng được tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) được tính từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7 hằng năm; Đối tượng được tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán được tính từ ngày 01 tháng 12 đến ngày cuối cùng của tháng 12 âm lịch hằng năm.

(11) Nghị quyết cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị các địa phương (thành phố: Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.

HĐND tỉnh thống nhất chủ trương về Chương trình phát triển đô thị các địa phương: Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, quyết định phê duyệt và triển khai Chương trình phát triển đô thị các địa phương (thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái) đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 bảo đảm đúng quy hoạch chung xây dựng thành phố và các quy định pháp luật có liên quan.

HĐND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả khâu tổ chức thực hiện gắn với trách nhiệm người đứng đầu; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhất quán, xuyên suốt, quyết liệt, kịp thời, sâu sát cụ thể từ tỉnh tới cơ sở các chủ trương của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó, có các nghị quyết vừa được quyết nghị thông qua tại Kỳ họp này để hoàn thành toàn diện mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2024 và chủ đề “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh” theo Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27/11/2023 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh./.

TAGS:

Tin bài khác
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, kỷ nguyên vươn mình bắt đầu

Gần đây, doanh nghiệp nước ngoài dồn dập đến Việt Nam để xúc tiến đầu tư. Đây là “tín hiệu vui” cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đã bắt đầu…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
TP. Tân Uyên - Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm các ngày lễ lớn 2025

TP. Tân Uyên - Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm các ngày lễ lớn 2025

Bước sang năm 2025, thành phố Tân Uyên sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chào mừng các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị trọng đại.
Hà Nội: Đại hội điểm tại các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân

Hà Nội: Đại hội điểm tại các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân

Đây là những đơn vị đầu tiên và được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Thanh Xuân chỉ định đại hội điểm trước khi các đơn vị tổ chức trên diện rộng với các mô hình bầu cấp ủy khác nhau.
Hôm nay (20/11): “Món quà” lớn nhất của nhà giáo từ nghị trường Quốc hội

Hôm nay (20/11): “Món quà” lớn nhất của nhà giáo từ nghị trường Quốc hội

Ngày 20/11, món quà lớn nhất của các nhà giáo từ nghị trường Quốc đó là các đại biểu tán thành tiền lương nhà giáo cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp.
Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong rừng thủ tục

Gỡ “điểm nghẽ” thể chế giúp doanh nghiệp không bị mắc kẹt trong “rừng” thủ tục và cũng là “đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp” mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu...
Gặp gỡ những người  treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ những người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris

Gặp gỡ “Nhóm treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh cao Nhà thờ Đức Bà ở Paris (1969)” với báo chí, là dịp để những người làm báo trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của nhóm người Thụy Sĩ dũng cảm tìm cách phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình cho nhân dân Việt Nam cách đây 55 năm.
3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo

3 bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo

Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong chống đói nghèo, đồng thời đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc này trên toàn cầu.
Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Đề xuất chi hơn 506 tỷ đồng tặng quà Tết cho người có công

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tặng quà Tết Ất Tỵ 2025 cho 1,66 triệu người có công, dự kiến chi tổng giá trị hơn 506 tỷ đồng tiền quà.
Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong “Ngày Việt Nam tại Brazil” gây ấn tượng với quy mô lớn chưa từng có

Không gian văn hóa Việt trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Brazil 2024” chào đón lượng lớn khách quốc tế trong ngày 16/11, gây ấn tượng với nhiều hoạt động nghệ thuật, trải nghiệm văn hóa đặc sắc.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đối với ngành giáo dục và đào tạo trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa hợp tác kinh tế Việt Nam - Brazil phát triển xứng tầm

Chiều 17/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 18/11 theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Cầu truyền hình trực tiếp “Tình sâu nghĩa nặng” kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cầu truyền hình 70 năm Tập kết ra Bắc “Tình sâu, nghĩa nặng” tái hiện khoảnh khắc lịch sử cách đây 70 năm, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương, xa gia đình, gác lại nỗi nhớ nhà để lên đường với khát vọng về ngày hoàn toàn thống nhất.
70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

70 năm tập kết ra Bắc: Dấu ấn lịch sử và tình yêu quê hương Cà Mau

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Phân công 4 phó thủ tướng trực tiếp theo dõi và chỉ đạo nhiều kiến nghị của tỉnh ủy Quảng Trị

Ngày 15/11, Văn phòng Chính phủ đã thông báo về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm.