Hàng nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm đang nằm trong dân, chờ các doanh nghiệp khai thác
- 36
- Hội nhập
- 15:18 04/03/2021
DNHN - Theo hãng tin Bloomberg, những người tiêu dùng tại các nền kinh tế lớn đã tích lũy 2,9 nghìn tỷ USD do đại dịch khiến họ không thể chi tiêu. Số tiền này là mỏ vàng lớn cho các doanh nghiệp khi nền kinh tế đã dần hồi phục.
Số tiền này hiện vẫn tăng lên khi Chính phủ các nước tiếp tục lệnh giãn cách và nỗi lo sợ khủng hoảng tăng cao sau đại dịch. Tuy nhiên với những chính sách hợp lý và sự xuất hiện của Vaccine, số tiền này có thể trở thành động lực thúc đẩy sự hồi phục của các thị trường.

Những ý kiến lạc quan cho rằng người dân sẽ trở lại tiêu dùng cho mua sắm, nhà hàng, dịch vụ giải trí, du lịch hay các sự kiện thể thao khi đại dịch đã được kiểm soát. Thế những những người bi quan thì lại cho rằng số tiền này phần lớn sẽ được dùng để trả nợ hay chỉ nằm trong két sắt trước nỗi lo khủng hoảng.
Theo báo cáo của Bloomberg Economics, nếu số tiền tiết kiệm trên được đem chi tiêu thì những nền kinh tế như Mỹ sẽ tăng trưởng tới 9% thay vì 4,6% như dự đoán trong năm 2021. Ngược lại nếu tiền tiết kiệm bị xếp xó, tăng trưởng của Mỹ trong năm nay có lẽ chỉ đạt 2,2%.
Không riêng gì nền kinh tế Mỹ, những người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã gửi tiết kiệm nhiều hơn 2,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 430 tỷ USD trong năm vừa qua so với thường lệ. Con số này là 32,6 nghìn tỷ Yên, tương đương 300 tỷ USD tại Nhật Bản, 117 tỷ Bảng Anh (160 tỷ USD) tại Anh, 387 tỷ Euro (465 tỷ USD) tại các nền kinh tế lớn của Eurozone.
Việc các ngân hàng giữ lãi suất thấp sẽ kích thích người tiêu dùng chi tiêu nhưng vấn đề hiện nay là liệu số tiền tiết kiệm này sẽ được dùng để trả nợ và giữ lại hay được dùng để mua sắm. Tình hình thị trường lao động và kinh doanh hiện nay không hề sáng sủa và nếu người tiêu dùng từ chối mở hầu bao, một cuộc khủng hoảng là điều khó tránh khỏi.
PV
Bài liên quan
#tiền tệ

10 quốc gia có đồng tiền mạnh nhất thế giới
Không phải lúc nào các loại tiền tệ có giá trị nhất trên thế giới cũng thuộc về cường quốc như Anh hay Mỹ. Trên thực tế, có nhiều đồng tiền thậm chí còn mạnh hơn đô la Mỹ hay bảng Anh, tất cả phụ thuộc và tỷ lệ chuyển đổi ngoại tệ.

Cần “chia lửa” với chính sách tiền tệ
TS. Cấn Văn Lực cũng khuyến nghị, dư địa chính sách tiền tệ đang hạn hẹp, khó nới lỏng hơn nên cần phải được chia lửa bởi các chính sách khác.

Sự thay đổi chính sách tiền tệ của các nước từ đại dịch COVID-19
Ngân hàng trung ương nhiều nước đang bắt đầu rút đi các chương trình kích thích khẩn cấp mà họ từng đưa ra nhằm ứng phó với suy thoái kinh tế trong thời kỳ đại dịch Covid-19, theo tin từ Bloomberg.

Tiền được trả lại thị trường, lãi suất VND liên ngân hàng giảm sâu
Lũy kế 9 phiên gần đây đã có khoảng 33.000 tỷ đồng được bơm vào thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở...

Khi hai tỷ giá “chạm mặt” nhau!
Trong khi tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng liên tục thì tỷ giá giao dịch giữa các ngân hàng lại gần như đứng im. Với đà này, hai tỷ giá sẽ sớm “chạm mặt” nhau và đây là điều Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang trông đợi để giành lại quyền dẫn dắt thị trường qua cơ chế điều hành mới.

Chính sách tiền tệ Việt Nam đang được điều hành ổn định
Mức tăng lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,82% đến 2,04%, bình quân 9 tháng lạm phát cơ bản ở mức 1,91%. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định.
Đọc thêm Hội nhập
Chính sách hoàn thuế VAT tác động nghiêm trọng đến ngân sách tại các địa phương ở Trung Quốc
Dữ liệu chính thức cho thấy, một chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) mới để giúp các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn đã có tác động nghiêm trọng đến ngân sách của nhiều chính quyền địa phương trong tháng đầu tiên hoạt động.
Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
Một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của cổ phiếu có thể đơn giản là do các nhà đầu tư đã nghi ngờ về khả năng tăng trưởng dài hạn của các công ty vắc xin khi những công ty vốn chỉ phụ thuộc từ nguồn thu từ vắc xin và thuốc chữa Covid.
Nio lên kế hoạch cho trung tâm nghiên cứu về AI và xe tự lái tại Singapore
Nio là một trong những công ty khởi nghiệp xe điện hàng đầu của Trung Quốc, cùng với Xpeng và Li Auto. Việc tập trung vào thiết kế đã giúp công ty thu hút được nhiều người mua trẻ tuổi.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Các nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản vẫn chưa giải quyết được tình thế khó: Tăng giá để bù đắp chi phí nguyên vật liệu tăng cao, hay giữ ổn định và hy vọng đồng yên yếu sẽ giúp giữ nguyên thu nhập của họ?
Châu Âu có kế hoạch chi 221 tỷ USD để loại bỏ năng lượng từ Nga
Kế hoạch cũng nhấn mạnh các chiến thuật tiết kiệm năng lượng là "cách nhanh nhất và rẻ nhất" để giải quyết khủng hoảng. Châu Âu sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp cắt giảm việc sử dụng năng lượng.
Grab của Singapore lên kế hoạch cắt giảm các ưu đãi nhằm thu lại lợi nhuận
Công ty vận chuyển và gọi xe lớn nhất Đông Nam Á đã báo cáo khoản lỗ 435 triệu USD trong ba tháng tính đến tháng 3, thu hẹp từ mức lỗ 666 triệu USD cùng kỳ năm trước.
Thị trường châu Á chao đảo khi các nhà đầu tư lo ngại về lạm phát
Điểm trung bình chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm 2,5% vào buổi sáng, trong khi Kospi của Hàn Quốc đã giảm 1,5% vào lúc 12 giờ đêm, Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông có thời điểm giảm hơn 3%.
5 điều cần biết về cuộc bầu cử Australia 2022
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh suy thoái kinh tế từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang diễn ra khiến chi phí sinh hoạt tăng cao.
Lạm phát ở Anh tăng lên mức cao nhất trong 40 năm
Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng (CPI) tại Anh đã tăng lên mức 9%, mức cao nhất kể từ khi kỷ lục về lạm phát được thiết lập vào năm 1989, vượt xa mức lạm phát 8,4% vào tháng 3/1992 và mức lạm phát 7% tháng trước.
Hyundai có kế hoạch đầu tư 16,5 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh xe điện ở Hàn Quốc
Reuters cũng đưa tin vào tuần trước rằng, Hyundai có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện mới ở bang Georgia của Mỹ.