Giải pháp đơn giản giúp DN vừa và nhỏ (SME) nhập cuộc Chuyển đổi số

00:00 12/10/2020

Sự thể hiện của Doanh nghiệp vừa và nhỏ của VN vẫn còn khá mờ nhạt trong bối cảnh Chuyển đổi số (Digital Transformation) sôi động của cả nước. Để có thể tạo được bứt phá, các DN này cần tìm thấy và tháo gỡ các rào cản cốt lõi.

Sự thể hiện của Doanh nghiệp vừa và nhỏ của VN vẫn còn khá mờ nhạt trong bối cảnh Chuyển đổi số (Digital Transformation) sôi động của cả nước. Để có thể tạo được bứt phá, các DN này cần tìm thấy và tháo gỡ các rào cản cốt lõi.

Chuyển đổi số: Doanh nghiệp vừa và nhỏ yếu thế

Hai quý đầu năm 2019 thị trường công nghệ thế giới ghi nhận nhiều biến chuyển sôi động, từ Google nhảy vào thị trường đặt mua thức ăn trực tuyến, hay Facebook tuyên bố xóa 2,2 tỷ tài khoản giả mạo... Thị trường VN cũng đang chứng kiến một sự chuyển biến đa dạng trong việc Chuyển đổi số (Digital Transformation), đem đến những tác động lớn cho người tiêu dùng.

Gần đây nhất, Vingroup đã ra mắt siêu thị ảo Virtual Store và ứng dụng Scan & Go cho phép người mua mua sắm và nhận hàng tại nhà dù đang bất kỳ đâu chỉ cần 1 chiếc điện thoại. Hay Chatbot thông minh Pika của FPT âm thầm nâng cấp trải nghiệm khách hàng và gia tăng hiệu suất làm việc với khả năng xử lý chỉ tốn tối đa 3 giây cho mỗi câu với độ chính xác đến trên 70%, giải quyết đến 274.789 câu hỏi chỉ sau hơn 6 tháng ra mắt (tương đương 1.500 câu hỏi/ngày).

Theo Cisco Việt Nam, tính đến 2019, chỉ mới có 18% doanh nghiệp SMEs Việt Nam đầu tư vào công nghệ đám mây (cloud). Nguồn: Cafebiz.

Trong khi đó, các DN vừa và nhỏ (SMEs) vẫn còn lúng túng trong quá trình Chuyển đổi số. Tính đến 2019, chỉ mới có 18% doanh nghiệp SMEs Việt Nam đầu tư vào công nghệ đám mây (cloud), 12,7% vào an ninh mạng, và 10,7% vào nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (Theo báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” của Cisco vào đầu 2019(1)). Sở hữu hệ thống vận hành tinh gọn hơn các DN top đầu, nhưng SMEs vẫn chưa thoát khỏi con số khiêm tốn này bởi nhiều lý do.

Do đâu mà bỡ ngỡ?

Cũng từ báo cáo của Cisco có thể thấy Tư duy vẫn là một rào cản lớn của các SMEs tại VN trong quá trình Chuyển đổi số, cụ thể 32,7% DN thiếu tư duy, kỹ năng số, nhân lực, các vấn đề về văn hóa kỹ thuật số trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này khiến các SMEs rơi vào tình trạng mà Cisco gọi làthờ ơ với kỹ thuật số”(tức “khoảng thời gian mà các nỗ lực kỹ thuật số của doanh nghiệp dừng ở mức phản ứng với thay đổi của thị trường nhiều hơn là phát triển theo các phương thức chủ động”).

Vậy, nếu ý thức rõ tầm quan trọng và sự cấp bách của Chuyển đổi số, vì đâu các DN này vẫn lần lữa? Lý do cốt lõi nằm ở việc người chủ của DN chưa thể “thấy tận mắt”, “chạm tận tay”​​​​​​​ những tác động tích cực mà Chuyển đổi số mang đến cho chính DN của mình, nên chưa hoàn toàn được thuyết phục, chưa hình thành động lực hành động.

Thay vì chờ đợi để nhìn thấy rõ hiệu quả, nếu biết cách DN có thể tham gia vào Chuyển đổi số và tự tay tạo ra những hiệu quả từ sớm. Nguồn: interfuerza.

Thực tế, Chuyển đổi số, cùng với các khái niệm như Industrial 4.0, AI, Blockchain, IoT… vẫn còn khá trừu tượng tại VN hiện nay. Do đó Hiệu quả của những tiến bộ này chỉ được thấy rõ khi có nhiều bên ứng dụng vào thực tế sau 1 thời gian nhất định. Nếu DN chờ đợi để nhìn thấy rõ hiệu quả thì có thể “thời điểm vàng” đã trôi qua, cơ hội lớn đã nằm trong tay các DN đi trước. Thay vào đó, DN chỉ cần cách thay đổi tư duy 1 chút thì có thể tham gia vào Chuyển đổi số và tự tay tạo ra những hiệu quả từ sớm.

Đặt một chân vào cuộc chơi

Trong sự kiện Vietnam Mobile Day vào 6/6/2019 vừa qua, ông David Lang, với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc (hiện đang là tư vấn chiến lược tại Yellow Blocks - đơn vị cố vấn cấp cao về marketing và cố vấn doanh nghiệp trong lĩnh vực Emerging tech) đã nhận định trong phần trình bày về Digital Transformation and Exponential Growth: “Tôi nhận thấy rằng các SME VN dù đã hiểu tầm quan trọng của Chuyển đổi số, nhưng vẫn chưa hành động ngay. Họ khó có thể hình dung rõ ràng lợi ích mà Chuyển đổi số đem đến, điều đã xuất hiện ở các nước phát triển 20-30 năm trước, nên chần chừ là điều dễ hiểu”.

Ông David Lang, chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số, trình bày tại sự kiện Vietnam Mobile Day vào 6/6/2019.

Với kinh nghiệm cố vấn cho các doanh nghiệp lớn như AT & T, Toyota, Cisco, Facebook, Alibaba, Google…David Lang đã đưa ra giải pháp để các SMEs VN có thể tham gia vào cuộc chơi Chuyển đổi số: “Để giải quyết việc này không khó, DN chỉ cần nhìn thấy hiệu quả, có thể là những hiệu quả nhỏ đến từ những giải pháp chuyển đổi số đơn giản”.

“Ví dụ khi DN của tôi tung ra 1 sản phẩm mới, để biết khách hàng của mình nói gì về sản phẩm đó, tôi sẽ lập kế hoạch thông qua một Digital Platform để thu nhận trải nghiệm của khách hàng, nó không tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng ngay lập tức tôi biết là khách hàng thích sản phẩm hay không, thích hay không thích ở điểm nào, từ đó DN của tôi sẽ có điều chỉnh.”

"Đó chỉ là một kết quả nhỏ của việc ứng dụng Chuyển đổi số nhưng qua ứng dụng đơn giản đó tôi thấy hiệu quả ngay lập tức, thay vì phải đợi 1 thời gian dài như các phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống. Chính từ những bước nhỏ, DN sẽ có niềm tin để tiến thêm nhiều bước mạnh mẽ hơn, dài hơn, để hoàn thành lộ trình Chuyển đổi số cho DN của mình.”

​​​​​​​

“Chính từ những bước nhỏ, DN sẽ có niềm tin để tiến thêm nhiều bước mạnh mẽ hơn, dài hơn, để hoàn thành lộ trình Chuyển đổi số cho DN của mình”, theo David Lang.

David Lang khuyến khích các DN Việt, đặc biệt là các SME nên chia nhỏ các nhu cầu của mình, tìm cách giải quyết nó bằng giải pháp số, sau khi kiểm nghiệm và nhìn thấy rõ hiệu quả mà Chuyển đổi số mang lại, mới đến bước tạo lập đội ngũ phù hợp hoặc nhờ chuyên gia tư vấn để thiết kế lộ trình và thực hiện nó.

Với 90% lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế VN là SME, mỗi DN chỉ cần trước đặt một chân vào quá trình Chuyển đổi số thì sẽ tạo được lực đẩy mạnh mẽ, góp phần tăng tốc công nghệ và kinh tế VN, tiến đến đạt được mục tiêu top 4 ASEAN số hóa quốc gia vào 2025(2).

Trâm Lê (Grace)