![]() |
Giá tiêu hôm nay 1/5: Thị trường thế giới biến động trái chiều; trong nước đi ngang |
Giá tiêu khu vực Tây Nguyên
Tại Đắk Lắk mức giá tiêu là 156,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại Gia Lai mức giá tiêu là 154,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại tỉnh Đắk Nông giá tiêu ở mức 156,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Giá tiêu khu vực Đông Nam Bộ
Tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 155,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
Tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 155,000 đồng/kg, giữ nguyên giá so với ngày hôm qua.
![]() |
Bảng giá tiêu trong nước ngày 1/5/2025 |
Như vậy, giá tiêu hôm nay 1/5/2025 ghi nhận thị trường hồ tiêu trong nước ổn định, hiện giá vẫn đang dao động ở mức 154.000 - 156.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường thế giới được cập nhật từ Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cho thấy thị trường biến động trái chiều. Cụ thể như sau:
![]() |
Bảng giá tiêu tại thị trường thế giới 1/5/2025 |
Giá hồ tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đạt 7,211 USD/tấn, tăng 0,44%; giá hồ tiêu trắng Muntok ghi nhận ở mức 9,767 USD/tấn, cũng tăng 0,44%.
Tại Malaysia, giá tiêu đen ASTA hiện vẫn ở mức 9,300 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng ASTA của Malaysia ở mức 11,900 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, Giá thu mua hồ tiêu đen ASTA 570 ở mức 6,800 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá hồ tiêu đen loại 500 g/l giảm 1,49%, xuống còn 6.700 USD/tấn và loại 550 g/l giảm 1,47%, xuống còn 6.800 USD/tấn; giá hồ tiêu trắng giảm 1,03% xuống mức 9.700 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đang có tín hiệu nhích nhẹ trong ngắn hạn, khi sản lượng giảm mạnh tại các vùng trồng trọng điểm như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài. Bên cạnh đó, các thị trường quốc tế cũng đang dần khởi sắc, tạo thêm lực đẩy cho xu hướng tăng giá.
Ghi nhận từ Ptexim cho thấy, hoạt động nhập khẩu tại Mỹ và Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục. Xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc trong quý I/2025 đã tăng gần 88% so với cùng kỳ năm ngoái – một tín hiệu cho thấy chiến lược tích trữ đang được triển khai, dù chưa phản ánh sự bùng nổ trong tiêu dùng thực tế.
Tại thị trường Mỹ, nhiều đơn hàng đã được chốt cho quý III và IV/2025, thể hiện tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì sự thận trọng, chưa vội ký kết hợp đồng dài hạn khi kỳ vọng giá sẽ còn tiếp tục tăng trong năm tới.
Dù vậy, thị trường hồ tiêu Việt Nam vẫn đối mặt nhiều sức ép khi giá xuất khẩu thời gian gần đây có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân chính đến từ chi phí logistics cao và sự phục hồi chưa rõ ràng từ các thị trường lớn như Mỹ, EU.
Các chuyên gia khuyến nghị, nông dân và doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến thị trường thế giới để có chiến lược bán hàng và thu mua phù hợp, tránh rủi ro trong giai đoạn nhạy cảm này. Trong khi đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc kênh hợp đồng tương lai, nhưng cần tính đến rủi ro từ thời tiết và chính sách thuế mới từ Mỹ.
Về dài hạn, báo cáo từ Ngân hàng Thế giới cảnh báo giá hàng hóa toàn cầu, bao gồm cả nông sản, có thể giảm sâu trong năm 2025 - 2026. Điều này đòi hỏi ngành hồ tiêu cần có chiến lược ứng phó kịp thời, không chỉ dựa vào giá mà còn phải tăng năng suất và chất lượng để giữ vững thị phần.