![]() |
Giá thép hôm nay 9/4: Giá thép đồng loạt hạ nhiệt giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung |
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập lúc 7h00 ngày 9/4/2025, giá thép hôm nay cập nhật từ SteelOnline.vn, giá thép tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng nhẹ ở một số thương hiệu, hiện giá thép dao động từ 13.380 - 14.200 đồng/kg cho các sản phẩm như CB240 và D10 CB300.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.800 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.600 đồng/kg.
Thép Việt Sing: Thép cuộn CB240 giá 13.450 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.650 đồng/kg.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 có giá 13.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 14.200 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.650 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.750 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giữ giá 13.650 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.480 đồng/kg.
Thép TungHo: Thép cuộn CB240 có giá 13.400 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.750 đồng/kg.
![]() |
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép thanh giảm 1,23%, hiện đang ở mức 3.060CNY/tấn vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam) ngày thứ Tư (9/4). |
Giá thép và quặng sắt trên thị trường quốc tế đang đồng loạt điều chỉnh giảm, phản ánh tâm lý dè chừng của giới đầu tư trước căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tính đến phiên 8/4, giá thép thanh trên Sàn Thượng Hải đã rơi về mức 3.060 nhân dân tệ/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2024. Quặng sắt trên Sàn Đại Liên giảm còn 755 nhân dân tệ/tấn, trong khi giá giao dịch tại Singapore cũng lùi xuống 94,75 USD/tấn, đây là mức thấp nhất trong ba tháng gần đây.
Diễn biến tiêu cực này được cho là hệ quả trực tiếp từ tuyên bố áp thuế bổ sung 34% của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu Mỹ. Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp trả bằng kế hoạch tăng thuế thêm 50%, nâng tổng mức thuế có thể lên tới 104%. Động thái “ăn miếng trả miếng” khiến nhà đầu tư lo ngại nhu cầu trong các ngành công nghiệp nặng sẽ sụt giảm, đặc biệt là thép và nguyên liệu đầu vào.
Tuy nhiên, nhu cầu thực tế tại Trung Quốc vẫn giữ ở mức ổn định. Dữ liệu từ Kallanish cho thấy giá quặng Fe 58% tại cảng Thanh Đảo tăng từ 89 USD lên 91 USD/tấn trong vòng chưa đầy hai tuần, khi nhiều nhà máy duy trì sản xuất để tận dụng nguồn hàng tồn kho giảm.
Ở chiều cung ứng, Brazil, quốc gia xuất khẩu quặng sắt lớn thứ hai thế giới đã phục hồi nguồn cung trong tháng 3 sau cú giảm mạnh đầu năm. Tổng lượng quặng xuất khẩu đạt 28,4 triệu tấn, tăng 10,6% so với tháng trước và tăng 7,9% so với cùng kỳ. Dù vậy, doanh thu xuất khẩu vẫn sụt 25,1% trong quý I do giá bình quân giảm so với năm ngoái.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Trump cũng vừa ra lệnh xem xét lại thương vụ Nippon Steel mua lại U.S. Steel, động thái này được cho là nhằm siết kiểm soát đầu tư nước ngoài vào ngành thép chiến lược, giữa lúc Washington ngày càng quan tâm đến an ninh kinh tế quốc gia.