![]() |
Giá thép hôm nay 14/4: Thép trong nước ổn định; giá thép thế giới đi ngang |
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập lúc 7h00 ngày 14/4/2025, giá thép hôm nay cập nhật từ SteelOnline.vn, giá thép tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng nhẹ ở một số thương hiệu, hiện giá thép dao động từ 13.380 - 14.200 đồng/kg cho các sản phẩm như CB240 và D10 CB300.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.800 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.600 đồng/kg.
Thép Việt Sing: Thép cuộn CB240 giá 13.450 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.650 đồng/kg.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 có giá 13.800 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 14.200 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.650 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.750 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giữ giá 13.650 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.380 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.480 đồng/kg.
Thép TungHo: Thép cuộn CB240 có giá 13.400 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.750 đồng/kg.
![]() |
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép thanh hiện đang ở mức 3.060 CNY/tấn vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam) ngày thứ Hai (14/4). |
Thị trường thép toàn cầu đang đối mặt với nhiều áp lực khi giá thép và quặng sắt liên tục sụt giảm trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tại Trung Quốc, thép thanh trên Sàn Thượng Hải đang giao dịch quanh mức 3.060 Nhân dân tệ/tấn, chạm mức thấp nhất trong vòng 8 năm. Giá quặng sắt trên Sàn Đại Liên cũng giảm xuống chỉ còn 731 - 758 Nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, trên Sàn Singapore, giá quặng sắt nhích nhẹ lên quanh mốc 94 - 97 USD/tấn, cho thấy sự phân hóa đáng kể giữa các thị trường.
Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư tiếp tục bị chi phối bởi các diễn biến khó lường từ chính sách thương mại toàn cầu. Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ nâng mức thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc lên 125%, đồng thời hoãn áp thuế trong 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia khác. Giới phân tích cảnh báo động thái này có thể phá vỡ chuỗi cung ứng sắt thép toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia châu Á phụ thuộc lớn vào nguyên liệu từ Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, Nhật Bản lại ghi nhận tín hiệu tích cực từ phía JFE Steel - nhà sản xuất thép lớn thứ hai nước này với kế hoạch đầu tư hơn 2,26 tỷ USD xây dựng lò hồ quang điện (EAF) hiện đại tại khu công nghiệp West Japan Works (Kurashiki). Đây là một phần trong chiến lược giảm phát thải carbon mà JFE đặt ra đến năm 2050.
Dự kiến đi vào hoạt động từ quý II/2028, lò luyện mới sẽ ứng dụng loạt công nghệ luyện kim chất lượng cao, sử dụng hydro làm tác nhân khử thay thế than cốc truyền thống, đây là một bước đi then chốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng của ngành công nghiệp nặng Nhật Bản.