![]() |
Giá thép hôm nay 11/7: Thép và quặng sắt tăng giá nhờ kỳ vọng kích cầu từ Trung Quốc |
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập lúc 08h30 ngày 11/7/2025, giá thép hôm nay cập nhật từ SteelOnline.vn, giá thép tại khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định, hiện giá thép dao động từ 13.030 - 13.580 đồng/kg cho các sản phẩm như CB240 và D10 CB300.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 ở mức 13.350 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.050 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.030 đồng/kg.
Thép Việt Sing: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.180 đồng/kg.
Thép Việt Ý: Thép cuộn CB240 giá 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.230 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giá 13.430 đồng/kg.
Thép Việt Đức: Thép cuộn CB240 có giá 13.550 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.500 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.180 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.580 đồng/kg.
Thép Hòa Phát: Thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 13.230 đồng/kg.
Thép VAS: Thép cuộn CB240 giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.530 đồng/kg.
Thép TungHo: Thép cuộn CB240 có giá 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 là 13.580 đồng/kg.
![]() |
Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá thép thanh tăng 0,59%, hiện đang giao dịch ở mức 3.043 CNY/tấn vào lúc 8h30 (giờ Việt Nam) thứ Sáu (11/7). |
Giá thép và quặng sắt tại các sàn châu Á đồng loạt đi lên trong phiên gần nhất, nhờ kỳ vọng vào các biện pháp cải tổ ngành thép và gói kích thích kinh tế mới từ Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ thép lớn nhất thế giới.
Cụ thể, hợp đồng thép cây giao tháng 3/2026 trên sàn SHFE tăng 42 Nhân dân tệ, lên 3.158 Nhân dân tệ/tấn. Hợp đồng thép thanh giao tháng 7 cũng tăng 1,18%, đạt 3.091 Nhân dân tệ/tấn. Một số mặt hàng khác như thép cuộn cán nóng và thép không gỉ ghi nhận mức tăng nhẹ.
Ở thị trường nguyên liệu, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 – giao dịch nhiều nhất trên sàn Đại Liên tăng gần 2%, lên 751 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 104,64 USD/tấn), cao nhất kể từ tháng 4. Trong khi đó, giá giao tháng 7 ổn định quanh mức 748 Nhân dân tệ/tấn.
Tại Singapore, giá quặng sắt giao tháng 7 đã tăng ba phiên liên tiếp, chạm 97,6 USD/tấn – mức cao nhất trong ba tuần qua; hợp đồng tháng 8 nhích lên 97,95 USD/tấn, chưa từng thấy kể từ cuối tháng 5.
Đà tăng hiện tại được hỗ trợ bởi kỳ vọng vào chính sách kiểm soát sản lượng thép cũng như diễn biến phục hồi của thị trường than luyện kim. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo cán cân cung – cầu vẫn còn yếu, và ảnh hưởng từ nguồn cung sụt giảm chỉ có thể rõ rệt vào cuối tháng 7.
Giá than cốc và than mỡ trên sàn Đại Liên cũng tăng mạnh, trên mức 2,6%.
Tại Mỹ, giá thép thanh tăng 8,5% so với tháng trước, đạt 914,9 USD/tấn nhờ sự điều chỉnh giá đồng loạt từ các tập đoàn lớn và chính sách nâng thuế nhập khẩu lên 50%.
Ngược lại, tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá chào bán ngày 4/7 giảm nhẹ 0,5%, xuống 536,8 USD/tấn FOB – thấp nhất từ đầu năm. Ở châu Âu, thị trường chịu ảnh hưởng bởi mùa thấp điểm: giá thép thanh Bắc Âu lùi về 632,5 euro/tấn (giảm 2,7%), còn giá tại Ý giảm 3,8% xuống 500 euro/tấn.
Tại Trung Quốc, giá thép thanh đầu tháng 7 tăng 2,1% so với tuần trước, đạt 424,5 USD/tấn FOT, nhưng xu hướng này thiếu ổn định do thời tiết xấu và nhu cầu tiêu thụ yếu. Nhiều nhà máy đã chuyển hướng sản xuất sang mặt hàng lợi nhuận cao hơn như phôi thép và thép hợp kim.
Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc cũng gặp khó do số đơn hàng mới giảm, trong khi áp lực cạnh tranh về giá từ các quốc gia khác ngày càng lớn, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp nội địa.