Doanh thu của Alibaba gần như không thay đổi do nền kinh tế Trung Quốc suy yếu
- 517
- Hội nhập
- 17:05 04/08/2022
DNHN - Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý II, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Doanh số bán lẻ giảm so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4 và tháng 5 khi COVID-19 bùng phát trở lại ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác.
Doanh thu của Alibaba Group Holding gần như không thay đổi ở mức 205,56 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 30 tỷ USD) trong quý 2, khi các lệnh phong tỏa kéo dài hai tháng ở Thượng Hải đã làm chậm lại nền kinh tế Trung Quốc.
Điều này đánh dấu lần đầu tiên Alibaba báo cáo tăng trưởng doanh thu không đổi với tư cách là một công ty niêm yết, nhưng kết quả này đã đánh bại mức dự báo trung bình là 203,2 tỷ Nhân dân tệ của 23 nhà phân tích do Refinitiv khảo sát.
Daniel Zhang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Alibaba cho biết: “Sau tháng 4 và tháng 5 tương đối chậm, chúng tôi đã thấy các dấu hiệu phục hồi trên các lĩnh vực kinh doanh của mình vào tháng 6. Chúng tôi tự tin vào cơ hội tăng trưởng của mình trong dài hạn”.
Ant Group, chi nhánh fintech của tập đoàn có kết quả thu nhập thấp hơn một phần tư so với Alibaba, chứng kiến lợi nhuận ròng giảm 17,3% trong quý 1 so với một năm trước đó khi công ty phải vật lộn với các quy định của Bắc Kinh.
Tổng thương mại của Alibaba tại Trung Quốc, chiếm 69% doanh thu của Alibaba, đã giảm 1% so với một năm trước, xuống còn 141,94 tỷ Nhân dân tệ.
Nguồn doanh thu quan trọng nhất của Alibaba, nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao và Tmall, bao gồm thu nhập từ quảng cáo và hoa hồng, đã giảm 10% trong quý 2 so với một năm trước. Hoạt động kinh doanh này, chiếm 35% tổng doanh thu, đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng cuối năm 2021.
Zhang nói, các nền tảng đang trải qua "sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các hình thức thương mại điện tử khác nhau".
Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý II, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch. Doanh số bán lẻ giảm so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4 và tháng 5 khi COVID-19 bùng phát trở lại ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác. Hoạt động tiêu dùng phục hồi một chút trong tháng 6.
Giám đốc tài chính Toby Xu cho biết, mặc dù Alibaba đã chứng kiến sự phục hồi dần dần của các doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 7, nhưng vẫn có "rất nhiều rủi ro và bất ổn do các hoạt động vĩ mô đang chậm lại".
Đối mặt với sự không chắc chắn như vậy, Zhang cho biết Alibaba sẽ "tập trung vào việc phục vụ các nhóm người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cao hơn, đồng thời cung cấp một loạt các dịch vụ tiêu dùng với các đề xuất giá trị đa dạng cho các phân khúc người dùng khác nhau".
Doanh thu từ điện toán đám mây mà Alibaba định vị là mảng kinh doanh cốt lõi, đã tăng 10% trong năm lên 17,69 tỷ Nhân dân tệ. Mảng này là nguồn doanh thu lớn thứ hai của tập đoàn, nhưng cho đến nay nó chỉ đóng góp 9% tổng doanh thu.
Công ty cho biết, tăng trưởng doanh thu chậm hơn trong lĩnh vực kinh doanh đám mây do nhiều yếu tố bao gồm các hoạt động kinh tế vĩ mô chậm lại và nhu cầu từ khách hàng sử dụng Internet ở Trung Quốc giảm sút.
Zhang nói: "Điều duy nhất chúng tôi có thể làm vào lúc này là tập trung vào việc cải thiện bản thân. Bất chấp những thách thức mà chúng tôi đang đối mặt, tình hình tài chính tổng thể của chúng tôi vẫn ổn định, đó là lợi thế lớn nhất của chúng tôi".
Mảng kinh doanh bán lẻ quốc tế của Alibaba, bao gồm Lazada, AliExpress, Trendyol và Daraz, đã giảm 4% trong năm về tổng số đơn đặt hàng. Sự sụt giảm trên AliExpress được cho là do sự thay đổi trong các quy định về thuế giá trị gia tăng của Liên minh châu Âu, sự sụt giảm của đồng euro so với đồng đô la và sự gián đoạn chuỗi cung ứng và hậu cần do chiến tranh Nga-Ukraine.
Tuần trước, Alibaba đã được thêm vào danh sách 159 công ty Trung Quốc đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi các sàn chứng khoán Mỹ nếu họ phớt lờ luật của Mỹ - yêu cầu họ phải cho các cơ quan quản lý Mỹ xem hồ sơ kiểm toán của họ.
Khi được nhà phân tích Alicia Yap của Citi hỏi đâu là trở ngại lớn nhất mà Alibaba phải đối mặt, Zhang đã không trả lời, nhưng ông cho rằng, một câu chuyện tăng trưởng kinh tế rất thành công của Trung Quốc đã mang lại những cơ hội cho phép chúng tôi thành công trong nhiều năm.
Cẩm Tú
Bài liên quan
#kinh tế Trung Quốc

Chật vật gượng dậy, kinh tế Trung Quốc bị núi nợ đè nặng
Khi nền kinh tế gượng dậy, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu cắt giảm hỗ trợ tài chính. Nhưng cơ hội phục hồi mong manh có thể đẩy số vụ vỡ nợ tại Trung Quốc lên mức cao kỷ lục.

Tránh được mối đe dọa từ Evergrande, nhưng những rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt
Giải quyết rủi ro đối với hệ thống tài chính là vấn đề quan trọng nằm trong chương trình họp vào tháng trước của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương Trung Quốc.
Đọc thêm Hội nhập
Walt Disney đạt doanh thu 21,5 tỷ USD trong quý III tài khóa 2021-2022
Ngày 10/8, Tập đoàn giải trí và truyền thông đa phương tiện Walt Disney công bố báo cáo cho thấy tập đoàn gặt hái doanh thu 21,5 tỷ USD trong quý III tài khóa 2021-2022, tăng 26% so với cùng kỳ.
Honda tăng dự báo lợi nhuận nhờ đồng yên yếu hơn
Honda Motor ngày 10/8 đã điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận hoạt động cho năm tài chính 2022 kết thúc vào tháng 3 năm 2023, mức tăng này được cho là xuất phát từ đồng yên yếu.
Deliveroo lên kết hoạch rút khỏi thị trường Hà Lan khi chứng kiến khoản lỗ ngày càng lớn
Deliveroo cho biết, họ đang tham khảo ý kiến về kế hoạch rút khỏi thị trường Hà Lan, điều này sẽ đánh dấu lần rút lui mới nhất khỏi một thị trường lớn ở châu Âu của công ty. Công ty trước đó đã rút khỏi Tây Ban Nha vào năm ngoái và Đức vào năm 2019.
Nền kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng chậm lại trong quý 2
Nền kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng chậm hơn so với ước tính ban đầu trong quý 2, điều này cho thấy tác động từ cuộc chiến Ukraine và lạm phát tăng cao.
Hãng mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản Shiseido cắt giảm dự báo lợi nhuận
Trong tương lai, Shiseido muốn tăng cường sức mạnh thương hiệu bằng cách phân tích rõ hơn cho người dung về công dụng khoa học đằng sau các sản phẩm mỹ phẩm của mình, CEO Masahiko Uotani cho biết.
Cathay Pacific báo cáo khoản lỗ trong năm thứ ba liên tiếp
Cathay Pacific Airways ngày hôm nay (10/8) cho biết, họ đã ghi nhận khoản lỗ ròng trong nửa đầu năm nay, đánh dấu mức lỗ trong năm thứ ba liên tiếp.
Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
Chi phí nhân công chiếm 20% tổng chi phí cho một nhà hàng điển hình. Trong khi đó, các nhà hàng đang phải đối mặt với yêu cầu hạn chế sự tiếp xúc của con người với thực phẩm để ngăn chặn tốc độ lây lan của COVID-19. Chính những điều này đã thúc đẩy nhiều chuỗi nhà hàng xem xét việc tự động hóa hoạt động.
Gã khổng lồ Nhật Bản SoftBank bán toàn bộ cổ phần tại Uber
Hoạt động kinh doanh đầu tư từ Quỹ Tầm nhìn của SoftBank đã đi xuống trong nửa đầu năm khi cổ phiếu công nghệ giảm mạnh do lạm phát tăng mạnh khiến các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải tăng lãi suất.
Alibaba được Hồng Kông chấp thuận niêm yết cổ phiếu
Gần ba năm trước, gã khổng lồ công nghệ internet Trung Quốc đã bắt đầu thu hút các nhà đầu tư đến gần hơn với việc niêm yết thứ cấp tại Hồng Kông. Tháng trước, Alibaba đã tận dụng những thay đổi quy tắc gần đây ở Hồng Kông để đăng ký niêm yết chính ở đó.
FamilyMart sử dụng robot sắp xếp hàng hóa để giảm bớt tình trạng thiếu nhân viên
Động thái này diễn ra trong bối cảnh sự thiếu hụt lao động ngày càng gia tăng trong khi nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch. Với năng suất lao động ở khu vực bán lẻ thấp, việc thúc đẩy hiệu quả bằng cách sử dụng robot và các biện pháp khác được coi là rất quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty.