Doanh nghiệp Việt ảnh hưởng gì khi Hiệp định RCEP cán đích
- 35
- Sự kiện
- 15:31 23/05/2019
DNHN - Sáng 23/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương (MOIT) và Đoàn đàm phán của Chính phủ về RCEP tổ chức Hội thảo: Hiệp định RCEP - Tình hình đàm phán và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm. Hội thảo đã giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về tiến trình và xu hướng đàm phán RCEP, đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp trao đổi với Đoàn đàm phán về các vấn đề, lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp quan tâm hoặc có lợi ích.
Hội thảo Hiệp định RCEP - Tình hình đàm phán và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm
Tại hội thảo, Đoàn đàm phán RCEP của Chính phủ cũng đã trình bày về các khía cạnh cam kết quan trọng nhất của Hiệp định (thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quy tắc…) Đoàn đàm phán và doanh nghiệp cũng đã tham vấn, trao đổi trực tiếp về các vấn đề liên quan nhằm giúp tiến trình đàm phán bám sát, phục vụ tối đa lợi ích của doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập - Phòng Thương mại và Công thương Việt Nam (VCCI) cho biết: Cách đây 6 năm, cũng vào tháng 5 năm 2013, ASEAN trong đó có Việt Nam cùng với 6 đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc, New Zeland đã bước vào vòng đàm phán với RCEP. Kể từ năm 2013, 16 đối tác bắt đầu cuộc hành trình với mục tiêu thiết lập một siêu hiệp định thương mại tự do, kết nối khu vực kinh tế có thể xem là năng động nhất thế giới là Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Đại Dương. Khi được hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một kh vực mậu dịch tự do với một nửa dân số toàn cầu và với khoảng 28% tổng thương mại thế giới. Đàm phán RCEP có nền tảng cơ bản và vững chắc đó là 5 Hiệp định tự do thương mại đang có giữa ASEAN và từng nước đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zeland…
Trong suốt gần 1 thập kỷ qua, 5 Hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN và 5 đới tác đã và đang mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế của các nước thành viên. Tuy nhiên, sự tồn tại riêng rẽ của 5 Hiệp định tự do thương mại cũng tạo ra cắt khúc trong chuỗi sản xuất cản trở các doanh nghiệp tận hưởng những lợi ích cộng hưởng từ các thương mại tự do này... Đó chính là lý do cơ bản bên cạnh nhều lý do khác để các nước cùng ngồi lại tiến hành đàm phán hy vọng tạo ra một siêu Hiệp định thương mại.
"Đứng từ góc độ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng thành công của đàm phán sẽ giúp thúc đẩy tự do hóa thương mại một bước so với 5 Hiệp định thương mại tự do đang có hiện nay hàng hóa những nội dung quan trọng của 5 hiệp định này qua đó tạo ra nền tảng chung ở mức độ cao hơn cho thương mại đầu tư trong khu vực cũng như là tạo ra sự thống nhất và chug cho hoạt động thương mại đầu tư trong khu vực này. Kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là DN sản xuất xuất khẩu của Việt Nam vào hiệu ứng kinh tế của RCEP là rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam có thể kỳ vọng Hiệp định RCEP sẽ giúp ưu đãi thuế quan được cải thiện hơn nữa, quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn. Bên cạnh đó, các quy trình về hải quan sẽ được thống nhất, tạo thuận lợi thương mại hay phải xây dựng các quy tắc chung để hạn chế, kiểm soát các hàng rào phi thuế quan cũng như giảm chi phí dưới tác động của mở cửa thị trường dịch vụ phục vụ sản xuất", bà Nguyễn Thu Trang khẳng định.
Hiệp định RCEP hứa hẹn sẽ là sự bảo đảm cho tương lai tự do hóa cho khu vực trước xu hướng bảo hộ thương mại. Đây cũng là Lợi ích "dự trữ" cho doanh nghiệp trước nguy cơ bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lớn khác, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Dù vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn những quan ngại về Hiệp định như không đạt được kỳ vọng về thị trường xuất khẩu hay kỳ vọng về "vùng lánh nạn RCEP" có thể không thành hiện thực.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, đại diện Bộ Tài chính – thành viên Đoàn đàm phán, những kỳ vọng về RCEP là rất lớn, bao gồm cơ hội xuất nhập khẩu, nhờ các ưu đãi thuế quan được cải thiện hơn, các quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn; thống nhất các quy trình về hải quan, tạo thuận lợi thương mại; các quy tắc chung để hạn chế, kiểm soát các hàng rào phi thuế quan.
Cũng theo ông Tuấn Anh, một số thị trường dịch vụ sẽ mở hơn, đặc biệt là dịch vụ logistics, viễn thông..., nền tảng thương mại điện tử. Doanh nghiệp cũng sẽ có lợi ích “dự trữ” tốt hơn trước nguy cơ bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lớn khác, hay tác động từ cuộc căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
“Hiện Hiệp định này bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng, chúng tôi đang tiến hành đợt tham vấn cuối từ các doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh nói.
Còn theo bà Trịnh Thu Hiền, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, cơ hội về hiệp định này là rất lớn. Song bà Hiền cũng lưu ý các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung theo những hiệp định thương mại mới. Ví dụ như với Hiệp định Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), để xuất khẩu sang Nhật Bản, Việt Nam với Nhật Bản đã có hiệp định song phương, nên nhiều mặt hàng đã có thuế về 0% nên doanh nghiệp cần tận dụng những hiệp định, các ưu đãi đó.
Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giữa ASEAN; trong đó có Việt Nam và 6 đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Đặc biệt, với sự tham gia của các đối tác đang là nguồn cung nguyên liệu lớn cho Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc…, việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP hứa hẹn sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP...
Thu Giang
Bài liên quan
- Dệt may Việt Nam cần vượt qua thách thức, tận dụng tốt các cơ hội “vàng” để phát triển
- Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số hóa doanh nghiệp
- 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
- Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
- Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
- VASEP ra đề xuất gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
#RCEP

RCEP nhìn từ góc độ thị trường: Đầu tàu hội nhập hướng về châu Á
Sau một thập kỷ đàm phán, 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã ký một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử vào năm 2020. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đặt ra mục tiêu giảm bớt các rào cản kinh doanh trong một khu vực bao gồm một phần ba dân số và sản lượng kinh tế của thế giới.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tăng xuất khẩu nội khối thêm 42 tỷ USD
RCEP bao gồm 15 quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương thuộc các quy mô kinh tế và giai đoạn phát triển khác nhau, đó là Australia, Brunei Darussalam, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. RCEP sẽ trở thành hiệp định thương mại lớn nhất trên thế giới được tính bằng GDP của các thành viên - gần 1/3 GDP của thế giới.

RCEP mở ra cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt những cơ hội đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19
Đây là nhận định của ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hội thảo “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – Những điều doanh nghiệp cần biết” được tổ chức vào sáng 5/11.

Cần nắm vững quy định pháp lý RCEP để tránh rủi ro
Thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, chính xác mọi thông tin của đối tác về năng lực tài chính và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo cho quá trình giao kết hợp đồng được đúng thủ tục pháp lý, quy định pháp luật và hài hòa lợi ích của các bên.

Nhật Bản, Việt Nam, RCEP và mục tiêu thịnh vượng
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực được coi là trái ngọt của hơn 8 năm đàm phán, mà trong đó, các nước thành viên ASEAN có vai trò trung tâm, cùng với các đối tác quan trọng Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

Tư duy Ấn “bảo hộ thị trường”
Chuỗi cung ứng sản xuất của khối ASEAN sẽ gặp khó khăn khi Ấn Độ từ chối tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi Trung Quốc, nguồn cung nguyên phụ liệu, hiện vẫn tê liệt do tác động dịch Covid-19 và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Đọc thêm Sự kiện
Hội nghị kết nối đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc được tổ chức tại Hải Phòng
Đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của 2 nước, Hội nghị kết nối đầu tư các doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc được tổ chức vào sáng 16/8 tại thành phố Hải Phòng với sự chủ trì của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
Phân công 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công
Để kịp thời có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, ngày 16/8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký văn bản số 727/TTg-KTTH phân công các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số Bộ, cơ quan, địa phương.
Bình Dương khai trương Trung tâm Triển lãm quốc tế (WTC EXPO) thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Bình Dương được xem là “điểm sáng” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi thu hút hơn 4.000 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 40 tỷ đô la Mỹ.
Thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững
Sáng 16/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Nhóm công tác Ngân hàng (BWG) tổ chức Hội nghị “Thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững” tại Hà Nội.
Khánh Hòa: Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư các dự án thuộc chương trình phục hồi kinh tế - xã hội
Đây là ý kiến chỉ đạo của ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp với các sở, ngành liên quan về tiến độ lập, đề xuất chủ trương đầu tư các dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, diễn ra chiều 15-8.
Chi hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ người dân khu vực dự án sân bay Long Thành tạm cư
Ngày 15/8, UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay, các cơ quan chức năng của địa phương đã chi hơn 26 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà (tạm cư) cho gần 1.280 trường hợp phải di dời, nhường đất để Nhà nước xây dựng sân bay Long Thành.
Huyện Tiên Lãng- Hải Phòng đạt chuẩn Nông thôn mới 2020
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký quyết định 982/QĐ-TTg ngày 15/8/2022 công nhận huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
"Wedding Expo 2022" Triễn lãm dịch vụ, phụ kiện và trang phục cưới Việt Nam 2022 chuẩn bị khai mạc
Triển lãm Viet Nam Wedding Expo 2022, một lần nữa quy tụ những nhà cung cấp chuyên nghiệp, uy tín với các khách hàng tiềm năng, cùng nhau giới thiệu, chia sẻ, hợp tác, kết nối và khám phá những cơ hội kinh doanh.
Lần đầu tiên Việt Nam có Làng phát triển công viên công nghệ đổi mới sáng tạo
Hình thành công viên khoa học công nghệ như một bến cảng xuất nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy GDP kinh tế số tại Việt Nam dựa trên tài sản tri thức… là một trong những mục tiêu của Làng phát triển công viên công nghệ đổi mới sáng tạo.
Nhật Bản: GDP thực tế lần đầu vượt mức trước đại dịch
Ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD), lần đầu tiên vượt mức trước đại dịch là 540.840 tỷ yen của quý IV/2019.