Thứ bảy 12/07/2025 17:09
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng để cứu doanh nghiệp

12/10/2020 00:00
Bên cạnh các giải pháp hạ lãi suất, cơ cấu nợ, thì giải pháp quan trọng để cứu doanh nghiệp đó là đẩy mạnh cho vay tiêu dùng làm tăng sức mua của người dân.
vay-tieu-dung-3492-1597656199.jpg
Các ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng (Ảnh minh hoạ: Internet)

Trong văn bản chỉ đạo triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng và Agribank đẩy mạnh các gói tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân, với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản và phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, Ngân hàng Chính sách xã hội phải khẩn trương hoàn thành phương án thí điểm mở rộng tín dụng tiêu dùng...

Tăng sức mua

Trong bối cảnh Covid-19 đã quay trở lại, nguồn lực để ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng có giới hạn, bởi tiền ngân hàng cho doanh nghiệp vay cũng là tiền ngân hàng vay từ dân. Vì vậy, ngân hàng vẫn phải trả lãi.

Trên cơ sở tính toán và cân đối, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi vay hợp lý để vừa đảm bảo được khả năng trả nợ, vừa duy trì được hoạt động và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Do đó, với mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng và từ 3,7 - 7,3%/năm đối với các kỳ hạn từ 3 tháng đến trên 12 tháng, thì các ngân hàng đang áp dụng lãi vay phổ biến ở mức 6,0 - 9,0%/năm đối với ngắn hạn và 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 5,0%/năm.

Trong các cuộc đối thoại doanh nghiệp và ngân hàng, nhiều kiến nghị cho rằng mức lãi vay phải giảm 6%/năm thì mới có thể “cứu” được doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các ngân hàng cho biết dư địa để giảm lãi suất vay vẫn còn, song mức giảm sẽ không nhiều. Vì vậy, “cứu” doanh nghiệp bằng cách đẩy mạnh gói tín dụng tiêu dùng nhằm tăng sức mua chính là giải pháp lâu bền và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là tăng sức mua bằng cách nào khi nhiều người giảm thu nhập, mất việc?

Tính đến cuối tháng 7/2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45%, chưa bằng một nửa mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (NHNN) cho hay, tín dụng tiêu dùng, cho vay cá nhân còn tăng trưởng chậm hơn nữa.

"Thời gian tới, NHNN tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, song mức độ tăng trưởng đến đâu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Hiện nhu cầu vay tiêu dùng của người dân rất yếu trong bối cảnh việc làm bấp bênh, thu nhập giảm do dịch bệnh. Dù vậy, các ngân hàng, công ty tài chính cũng không thể cho vay vô tội vạ, nếu không, nợ xấu sẽ tăng rất nhanh”, ông Hùng cho hay.

Giảm phụ thuộc vào "nồi cơm" tín dụng

Hiện nay NHNN đang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ theo 2 hướng lượng và chất. Về lượng, làm sao cho tiền ra ngoài thị trường nhiều hơn để kích thích mua sắm, tạo việc làm. Về chất là phải có sự kiểm soát và tuân thủ trong khuôn khổ nhất định.

Hiện nay tiêu dùng nội địa đang chậm lại, sức mua đã giảm mạnh. Vì vậy, phải kích thích qua hai yếu tố: giá hàng hóa phải rẻ đi thông qua giảm thuế và người dân có thêm tiền để chi tiêu.

Để người dân có tiền, đầu tiên là phải duy trì làm ăn bình thường, kế đến là mở rộng tín dụng tiêu dùng với lãi suất thấp hơn thông qua giảm tỉ lệ rủi ro.

Thực tế, khi khó tìm đầu ra cho vay, một số nhà băng mạnh về mảng này vẫn có khả năng "miễn dịch" cao hơn thay vì phụ thuộc vào "nồi cơm" tín dụng.

Trong báo cáo tài chính quý II/2020 ở một số ngân hàng có kết quả lợi nhuận tăng trưởng cũng cho thấy, các nhà băng này hầu hết đều có mảng kinh doanh tín dụng, bán lẻ hoặc tiêu dùng khá lớn trong cơ cấu dư nợ tín dụng.

Trường hợp VIB là ví dụ điển hình, với 85% dư nợ là cho vay cá nhân, thu nhập từ hoạt động tín dụng của VIB vẫn tăng trưởng 24% trong quý II, lãi từ dịch vụ cũng tăng mạnh nên dù tăng các loại chi phí, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng gần 30% so với cùng kỳ.

Với thế mạnh của VIB là cho vay mua nhà và ôtô, Chủ tịch VIB, ông Đặng Khắc Vỹ cho rằng nhu cầu của các sản phẩm này ít bị ảnh hưởng. Đó là các nhu cầu thiết yếu – không phải sản phẩm xa xỉ nên ít bị tác động vì dịch bệnh, ông nhận định.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư đầu tháng 8/2020, lãnh đạo Techcombank khẳng định, thời gian tới, Techcombank xác định cho vay bất động sản và cá nhân vẫn là trọng tâm. Trong đó, cho vay mua nhà chiếm 44% cơ cấu dư nợ bán lẻ.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, trong giai đoạn nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi, tín dụng tiêu dùng sẽ góp phần kích thích tổng cầu, hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn của người dân hiện nay vẫn rất lớn, tín dụng đen có dấu hiệu tăng nhanh. Vì vậy, phát triển tín dụng tiêu dùng sẽ hạn chế và đẩy lùi được tín dụng đen.

Thanh Hoa

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng cập nhật mới nhất vào ngày 12/7/2025 cho thấy xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn tại nhiều ngân hàng, mang đến cơ hội hấp dẫn chưa từng có cho người gửi tiền.
Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Theo SSI, thị trường toàn cầu còn nhiều bất định, động lực tăng trưởng tín dụng có thể đến nhiều hơn từ các dự án liên quan đến bất động sản và hạ tầng trong nửa cuối năm 2025 và năm 2026.
Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Dù lãi suất thấp kỷ lục, nhiều người mua nhà ở vẫn khó khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vướng mắc sổ hồng, tài sản thế chấp và điều kiện thu nhập là rào cản lớn.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025 ghi nhân một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất đặc biệt 6,5-9,65% cho khoản tiền gửi lớn. Trong đó ABBank, PVcomBank dẫn đầu.
Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025, ghi nhận tại Baovietbank, VietBank. Lãi suất đặc biệt vẫn duy trì hấp dẫn cho các khoản tiền gửi lớn, giúp khách hàng tối ưu lợi nhuận.
Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Sức khỏe tài chính của TPBank và Chứng khoán TPS dưới thời ông Đỗ Anh Tú lãnh đạo

Ông Đỗ Anh Tú có mối quan hệ mật thiết với TPBank, Chứng khoán Tiên Phong khi được biết đến là một trong những nhân tố đứng sau vực dậy và đưa hai doanh nghiệp này có chỗ đứng trên thị trường tài chính.
Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng ngày 9/7/2025: Kỳ hạn 6 tháng cao nhất 5,7%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/7/2025, kỳ hạn 6 tháng ghi nhận mức cao nhất 5,7%. Các mức lãi suất đặc biệt từ 6-9,65% tiếp tục được duy trì, tạo sức hút lớn cho dòng tiền gửi.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngành Ngân hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính

Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 119 triệu tài khoản, giúp giảm 57% lừa đảo tài chính, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng.
VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

VIB Business Card: Lời giải cho bài toán khấu trừ VAT đầu vào của Hộ kinh doanh và SME

Từ 1/7, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.
Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ông Võ Minh Tuấn làm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2

Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 gồm có 1 giám đốc, 7 Phó giám đốc phụ trách khu vực TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025: Kỳ hạn 13 tháng vượt 7,5%, nhiều ưu đãi

Lãi suất ngân hàng ngày 8/7/2025, tiếp tục có nhiều biến động tích cực, đặc biệt ở kỳ hạn 13 tháng với mức cao nhất vượt 7,5%.
Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Ngành ngân hàng bứt tốc nửa cuối năm: Tín dụng tăng mạnh, lợi nhuận khởi sắc

Trong báo cáo mới công bố, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá ngành ngân hàng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2025.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52/2018, trong đó điều chỉnh một loạt tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Ngân hàng đa dạng giải pháp tăng huy động: Nỗ lực vượt khó

Các ngân hàng đang nỗ lực đa dạng hóa giải pháp, từ truyền thống đến số hóa, nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, đảm bảo thanh khoản và tăng trưởng bền vững.