Covid-19 đã tăng tốc số hóa ngành F&B ở Malaysia như thế nào?

09:00 25/11/2021

Khi Malaysia lần đầu tiên ban hành thông báo về các trường hợp lây nhiễm Covid-19, không nhiều doanh nghiệp tại đây có sự chuẩn bị sẵn sàng cho thay đổi lớn chưa từng có trên quy mô cả nước và thế giới. Lệnh đóng cửa toàn quốc được công bố vào tháng 3/2020 đã đánh dấu mốc cuộc hành trình đầy thử thách đối với các doanh nghiệp F&B.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Kể từ đó, nhiều doanh nghiệp đã kiên trì và thích nghi bằng cách tìm ra các phương pháp mới để tồn tại trong giai đoạn này, đồng thời nhận ra rằng số hóa là một trong những lựa chọn duy nhất để duy trì hoạt động kinh doanh. Xu hướng này thể hiện rõ trong ngành F&B địa phương. Báo cáo của Flanders Investment and Trade chỉ ra rằng, đại dịch đã khuyến khích mạnh mẽ các nhà bán lẻ F&B của Malaysia, chẳng hạn như công ty cung cấp thực phẩm, siêu thị và nhà hàng chuyển đổi hoạt động và nắm lấy thị trường kỹ thuật số.

Những thách thức mà ngành F&B phải đối mặt

Xuyên suốt những ngày đầu ngừng hoạt động, ngành F&B phải đối mặt với những thách thức riêng. Do hệ sinh thái của ngành trước đây hầu hết được giao dịch theo phương thức truyền thống dẫn đến khi chuỗi cung ứng thực phẩm bị gián đoạn nghiêm trọng bởi khó khăn hậu cần, bên mua, nhà cung cấp và người tiêu dùng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất. Đây cũng là thách thức mà doanh nghiệp đầu nguồn phải đối mặt trong việc tiếp cận các nhà bán lẻ và ngược lại.

Ví dụ, một số nông dân ở cao nguyên Cameron buộc phải tiêu hủy nông sản do tính chất sản phẩm dễ hư hỏng nếu không được vận chuyển kịp thời. Mặt khác, người mua vẫn đổ xô lên mạng tìm kiếm hàng hóa nhưng đều bị hạn chế lựa chọn có sẵn. Đây là một phản ứng rõ ràng cho thấy đại dịch đã tác động đến nguồn doanh thu của tất cả các bên trong ngành.

Giải pháp kỹ thuật số cho ngành F&B

Thay đổi mới buộc các doanh nghiệp F&B phải xoay trục và thích ứng với các giải pháp kỹ thuật số, duy trì và xác định các dòng doanh thu mới cho hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng không gian kỹ thuật số đã đẩy mạnh sự quan tâm ngày càng tăng đến thị trường kỹ thuật số, cho phép kết nối với các công ty trong ngành. Chẳng hạn như Saladplate, một thị trường trực tuyến được ra đời để thu hẹp khoảng cách giữa nhà cung cấp và người mua, hỗ trợ khám phá sản phẩm và dịch vụ mới bằng kỹ thuật số. Hay như công ty Okinawa Trading, Nhật Bản chuyên xuất khẩu thịt tươi sống sang các nước ở Đông Á và Đông Nam Á, là một trong những thương hiệu bắt đầu hành trình chuyển đổi kỹ thuật số bằng giải pháp của Saladplate. Kể từ khi tham gia Saladplate, số lượng khách truy cập trang web trên trang của Okinama Trading đã tăng 414%.

Một ví dụ khác về nền tảng F&B kỹ thuật số là Food Market Hub, một hệ thống thu mua và kiểm kê cho các doanh nghiệp F&B. Food Market Hub sắp xếp hợp lý tất cả dữ liệu hoạt động từ mua sắm đến hàng tồn kho. Sau đó, hệ thống sẽ trộn dữ liệu và tổng hợp giá vốn hàng bán, cuối cùng cho phép các chủ doanh nghiệp F&B đưa ra các quyết định thông minh hơn. Din Tai Fung, một chuỗi nhà hàng cao cấp của Đài Loan, là một trong những doanh nghiệp đã áp dụng thành công nền tảng này. Thương hiệu đã chứng kiến ​​kết quả tăng trưởng hàng năm tăng 31% vào năm 2020, tạo điều kiện và cơ sở vững chắc vượt qua đại dịch.

Những câu chuyện thành công như trên chỉ là một số trong rất nhiều ví dụ minh chứng cho vai trò của kỹ thuật số trong xây dựng khả năng phát triển, phục hồi doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường mới. Những thách thức trước đây như rào cản giao tiếp, khối lượng bán hàng thấp và quản lý hàng tồn kho hoặc chi tiêu yếu kém đều được giải quyết thông qua số hóa, cho phép các doanh nghiệp mở rộng ngay cả trong những thời điểm đầy thách thức.

Các nền tảng như Food Market Hub và Saladplate giúp người kinh doanh tiết kiệm chi phí, tạo ra cầu nối giữa người mua và nhà cung cấp trong ngành F&B. Bằng cách xác định những cơ hội mới, các doanh nghiệp F&B có thể tìm lại chính mình trong bối cảnh hoàn toàn khác đồng thời mở ra cánh cửa tăng trưởng trong tương lai.

TL