Công ty Trung Quốc mua lại “gã khổng lồ" chip của Anh: Anh im lặng, Mỹ nhắm mắt làm ngơ?

11:24 09/07/2021

Chịu ảnh hưởng bởi đại dịch năm 2020, chuỗi công nghiệp toàn cầu đã trải qua quá trình điều chỉnh mọi mặt, đặc biệt là ngành công nghiệp chip toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề thiếu lõi, vốn là nòng cốt phát triển của nhiều ngành nghề. Tầm quan trọng của chip trở nên nổi bật hơn bao giờ hết dẫn đến hàng loạt các thương vụ mua bán và sát nhập doanh nghiệp trong ngành.

Vào ngày 5 tháng 7, Wingtech, một nhà sản xuất chip lớn của Trung Quốc, thông báo rằng công ty con Anshi Semiconductor sẽ mua lại tập đoàn chip khổng lồ của Anh, NWF. Mặc dù các vụ mua bán ở nước ngoài không phải là hiếm, nhưng sáp nhập ở nước ngoài trong lĩnh vực chip thường gây ra nhiều lo ngại, nhưng lần này, Anh và Mỹ lại làm ngơ?

Cách đây không lâu, Huawei bị liệt vào danh sách đen chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, các công ty Trung Quốc từng rất khó khăn trong việc mua lại các nhà sản xuất chip ở nước ngoài. Thế nhưng cuộc mua bán mới đây nhất diễn ra vô cùng thuận lợi. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, Vương quốc Anh không những không phản đối việc mua lại mà còn bày tỏ thái độ hoan nghênh, sẵn sàng thúc đẩy việc hoàn tất giao dịch cuối cùng. Tại sao Anh và Mỹ lại có thái độ trái ngược khi Trung Quốc thâu tóm “gã khổng lồ” chip của Anh? Câu trả lời nằm ở chính công ty bị mua lại. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Theo dữ liệu thu thập được, Công ty NWF của Anh được thành lập vào năm 1982 và là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất ở Anh. Chip do các nhà máy của NWF sản xuất chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực ô tô, tiêu dùng, máy tính trên thị trường. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là báo cáo tài chính của gã khổng lồ chip nước Anh trong tình trạng không khả quan và liên tiếp thua lỗ.

Theo báo cáo tài chính do NWF công bố, thu nhập hoạt động năm 2020 của công ty chỉ đạt hơn 30 triệu bảng, tương đương 270 triệu nhân dân tệ, lỗ ròng trực tiếp 18 triệu bảng, tương đương 160 triệu Nhân dân tệ. Không chỉ thua lỗ về hiệu quả hoạt động, Công ty NWF của Anh còn vỡ nợ với tài sản ròng 51 triệu Nhân dân tệ. Đồng thời, xét về giá trị giao dịch, thương vụ mua lại NWF là 63 triệu bảng Anh, tương đương 560 triệu nhân dân tệ, quá nhỏ so với quy mô thương vụ mua lại trước đó trị giá hơn 20 tỷ vào năm 2019.

Một điểm mà nhiều người không ngờ tới rằng trụ sở chính của công ty NWF lại ở Hà Lan, tức là Công ty NWF chỉ đặt cơ sở sản xuất tại Anh. Nhìn vào khía cạnh này, có thể hiểu tại sao Anh và Mỹ không mấy mặn mà trong cuộc đấu lần này. Thứ nhất là công ty này không có công nghệ đỉnh cao, hiệu suất công nghệ chip chỉ ở mức trung bình, thứ hai là công ty làm ăn thua lỗ trong nhiều năm và không còn khả năng thanh toán các chi phí. Đồng thời, số tiền mua lại lần này chỉ chưa đến 600 triệu nhân dân tệ, quá nhỏ so với kỳ vọng của thị trường chip bán dẫn.

TL