
Công ty công nghệ Zoom bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hoạt động kinh doanh trực tuyến suy giảm
Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng chóng mặt trong đại dịch, Zoom phải cạnh tranh với các dịch vụ họp trực tuyến khác là WeChat Work, Microsoft Teams, Cisco, WebEx và Slack. Họ cũng đang phải đối mặt với sự suy giảm về doanh thu.
Công ty công nghệ Zoom Video Communications Inc của Mỹ đã hạ dự báo doanh thu năm 2022, do nền tảng cung cấp các dịch vụ gọi video và trò chuyện trực tuyến này dự kiến sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hoạt động kinh doanh trực tuyến đang suy giảm.
Trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa ngày 22/11, cổ phiếu Zoom giảm 9% sau khi công ty cắt giảm dự đoán doanh số thường niên và ghi nhận mức tăng trưởng quý chậm nhất. Zoom từng là cái tên nổi tiếng trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 nhờ vào công cụ họp video.
Zoom đang cố gắng tái tạo bản thân bằng cách tập trung hơn vào các sản phẩm như dịch vụ gọi trên đám mây Zoom Phone và dịch vụ lưu trữ hội nghị Zoom Rooms. Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng cần vài quý nữa công ty mới có thể vực dậy do tăng trưởng trong bộ phận cốt lõi vẫn chậm và cạnh tranh từ Teams của Microsoft hay Webex của Cisco, Slack của Salesforce.
Giám đốc Tài chính của Zoom, Kelly Steckelberg, cho biết hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty sẽ giảm gần 8% trong năm nay.
Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng chóng mặt trong đại dịch, Zoom phải cạnh tranh với các dịch vụ họp trực tuyến khác là WeChat Work, Microsoft Teams, Cisco, WebEx và Slack. Họ cũng đang phải đối mặt với sự suy giảm doanh thu do lạm phát tăng cao đang làm hạn chế sức chi tiêu của khách hàng .
Việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới cũng đang đè nặng lên hoạt động kinh doanh của Zoom, khi mọi người bắt đầu dành ít thời gian hơn trên mạng hơn.
Theo nhà phân tích Sophie Lund-Yates, Zoom có một điểm yếu căn bản. Họ cần chi mạnh tay hơn để duy trì thị phần. Đây là dấu hiệu cho thấy rắc rối đang chờ hãng phía trước. Chi phí hoạt động của Zoom tăng 56% trong quý III do đầu tư nhiều hơn cho phát triển sản phẩm, tiếp thị. Lợi nhuận biên giảm từ 39,1% xuống 34,6%.
Vài chuyên gia môi giới tin vào việc thâu tóm sẽ giúp khôi phục tăng trưởng tại Zoom. Song, CEO của Zoom là Eric Yuan không nghĩ như vậy. Nhà phân tích Ryan Koontz cho rằng nếu không có M&A, sẽ cần phải nhiều năm để Zoom quay lại mức tăng trưởng cao hơn.
Zoom dự kiến doanh thu năm nay sẽ nằm trong khoảng từ 4,37 tỷ USD đến 4,38 tỷ USD, so với dự báo trước đó là 4,39 tỷ USD-4,40 tỷ USD.
Nhà phân tích Rishi Jaluria của RBC cho biết: “Trọng tâm của Zoom vẫn là khả năng mở rộng để trở thành một nền tảng lớn hơn".
Công ty đã điều chỉnh lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lên 3,91 USD-3,94 USD, so với mức dự báo trước đó là 3,66 USD-3,69 USD. Zoom cho biết, doanh thu của công ty trong quý thứ III/2022 (kết thúc vào ngày 31/10) đã tăng 5%, lên 1,1 tỷ USD, nhờ vào nguồn thu từ các khách hàng doanh nghiệp có khả năng chi trả cao tăng 20%
Cùng chuyên mục


Công ty mẹ của Tiktok phát triển chatbot AI giống ChatGPT

Trí tuệ nhân tạo sẽ tái định hình bối cảnh thanh toán tại Việt Nam

Gã khổng lồ OpenAI nộp hai đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Mô hình AI mới của Google hoãn ngày ra mắt

CEO Nvidia: Mỹ cần 10-20 năm mới có thể hoàn toàn tự chủ cung ứng chip
-
Ông Thomas Rooney: Trung tâm dữ liệu của Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung