Có bao nhiêu cơ hội đầu tư tiềm ẩn trong ngành thể thao thế giới?

11:17 07/07/2021

Chịu ảnh hưởng bởi đại dịch năm 2020, một loạt các sự kiện lớn như Thế vận hội Tokyo và Cúp C1 châu Âu đã bị hoãn lại, nhiều hoạt động thể thao toàn cầu bị đình chỉ. Tuy nhiên, tất cả sẽ chính thức quay trở lại vào năm 2021 kéo theo những cơ hội kinh tế chưa từng có.

Đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến ngành thể thao mà còn gây tác hại lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dần được cải thiện, các sự kiện thể thao đã trở thành một phương tiện quan trọng đối với nhiều nước nhằm cứu vãn nền kinh tế suy thoái.

Thế vận hội  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Nhìn lại lịch sử, Thế vận hội Tokyo năm 1964 là tiền đề cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc. Cho đến nay, nhiều nhà kinh tế đã coi Olympic là một cơ hội quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tại Thế vận hội Sydney năm 2000, chỉ riêng ngành du lịch đã mang lại doanh thu hơn 4,2 tỷ đô la cho nước Úc. Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Athens năm 2004, Hy Lạp đã đón 500 nghìn lượt khách du lịch trong nước. Hai năm kế tiếp sau sự kiện, lượng khách du lịch cũng tăng lần lượt 5,6% và 8,44%.

Số liệu từ Thế vận hội London 2012 cho thấy mức tiêu thụ bình quân đầu người của khách du lịch là 2067 đô la Mỹ, cao gấp đôi mức tiêu thị trung bình của các nhóm đối tượng khác. Do đó, bất kể lượng khách có tăng hay không nhưng doanh thu do khách du lịch mang lại trong thế vận hội đã tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2013, London trở thành thành phố được nhiều khách du lịch ghé thăm nhất thế giới với hơn 16 triệu lượt.

Cúp châu Âu

Không chỉ Olympic mà Cúp châu Âu cũng là một cơ hội đem lại doanh thu khủng. Từ việc vận hành sự kiện cho đến tài trợ thương mại, từ phát sóng trò chơi đến phát triển, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phái sinh đều đạt tỷ lệ bán vé cao. Trong giới kinh doanh, bóng đá không chỉ là một môn thể thao đơn thuần mà còn liên kết cả một chuỗi công nghiệp và mọi mắt xích đều chứa đựng những cơ hội. Đối với châu Âu, Cúp C1 không chỉ mang tính biểu tượng mà còn là cơ hội lớn để kích thích phục hồi kinh tế. Tổng lượng người xem của Cúp C1 châu Âu 2008 đạt 8 tỷ người, tổng doanh thu là 1,351 tỷ euro, thậm chí còn vượt xa tổng doanh thu của Thế vận hội Athens 2004. 

Ngay cả khi chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng nợ châu Âu vào năm 2012, sự kiện Cúp C1 vẫn thu về 1,391 tỷ euro, tỷ lệ khán giả đến sân cao tới 98%. Trong năm 2016, Cúp C1 châu Âu có tổng doanh thu 1,916 tỷ euro, mang lại cho Pháp 1,134 tỷ euro đồng thời cung cấp tổng cộng hơn 54 nghìn việc làm, cho ra đời hàng trăm công ty. Bắt đầu từ Cúp C1 châu Âu năm 2004 tại Bồ Đào Nha, doanh thu từ phát sóng truyền hình chiếm hơn 50% tổng doanh thu. Trong cơ cấu doanh thu của Cúp C1 châu Âu 2016 tại Pháp, hoạt động tài trợ thương mại mang lại tổng doanh thu 483 triệu euro, chiếm 25% tổng doanh thu, cao hơn cả doanh thu bán vé và giải trí cộng lại.

Cơ hội tiềm ẩn trong chuỗi ngành công nghiệp thể thao 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Với tần suất giao lưu quốc tế ngày càng tăng, quy mô và trình độ thể thao đã trở thành một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển và tiến bộ của một quốc gia và xã hội, đồng thời là phương tiện ngoại giao, giao lưu văn hóa quan trọng giữa các nước. Truyền thông báo chí, công nghiệp phái sinh là các mắt xích quan trọng trong chuỗi ngành thể thao có thể tạo ra giá trị kinh tế.

Tuy nhiên, việc chuyên nghiệp hóa thể thao ở Trung Quốc chỉ mới bắt đầu từ năm 1992. Hội nghị Hongshankou mở đầu cho công cuộc cải cách chuyên nghiệp các môn thể thao cạnh tranh của Trung Quốc. Khi các tổ chức đầu tư quốc tế và tác động tích cực của sự kiện thể thao năm 2021, giá trị của các công ty thể thao tại Trung Quốc ngày càng được ghi nhận. Trong đó, giá cổ phiếu của Anta Sports đã tăng 61,33% trong nửa năm; giá cổ phiếu của Li Ning cũng tăng gấp đôi. Giá trị thị trường của 14 công ty có hoạt động kinh doanh chính liên quan thể thao đạt tổng cộng 698,251 tỷ nhân dân tệ, chiếm 85,84%; giá trị thị trường của 19 công ty phi thể thao khác đạt tổng 115,167 tỷ nhân dân tệ.

Ngược lại, cơ cấu của ngành thể thao của Mỹ phân bổ tương đối đồng đều hơn. Tỷ trọng trong toàn ngành phân phối lần lượt là 21% du lịch thể thao, đồ dùng thể thao 12%, quảng cáo 13%, truyền thông 13% và trình diễn thể thao 11%.  Tại các nước châu Âu và Hoa Kỳ dần trưởng thành hơn trong các lĩnh vực phụ như truyền thông và du lịch liên quan. Trong số 5 công ty truyền thông thể thao hàng đầu thế giới, ngoài Infront của Thụy Sĩ đã được Wanda Group mua lại, 4 công ty còn lại vẫn giữ vững vị trí hàng đầu tại các quốc gia. Ngoài âm hưởng của các sự kiện thể thao chuyên nghiệp, các ngành công nghiệp phái sinh thể thao ở châu Âu và Hoa Kỳ cũng hoàn thiện hơn. Về lĩnh vực du lịch thể thao, quy mô thị trường của Hoa Kỳ đã đạt 20 tỷ đô la Mỹ, tăng gần gấp đôi so với năm 2010. 

Trước đây, người tiêu dùng thể thao Trung Quốc có xu hướng mua đồ thể thao thay vì tham gia các hoạt động thể thao hoặc tập luyện, dẫn đến cấu trúc thị trường thể thao đơn lẻ với sự thống trị duy nhất của các sản phẩm thể thao. Tuy nhiên, khi GDP bình quân đầu người và thu nhập khả dụng bình quân đầu người của nước này ngày càng cao, một số lượng đáng kể người dân đã bắt đầu có khả năng và dần hình thành thói quen tiêu dùng thể thao và văn hóa. Ngành thể thao nước này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và đã nhận được sự hỗ trợ từ chính sách quốc gia.

Năm 2016, trong "Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển thể thao" có đề cập rằng tổng quy mô của ngành thể thao nước này sẽ vượt quá 3 nghìn tỷ vào năm 2020; cùng năm đó, Tổng cục Thể thao Quốc gia và các cơ quan ban ngành khác đã ban hành "Quan điểm chỉ đạo về phát triển mạnh mẽ du lịch thể thao" nêu rõ rằng, đến năm 2020, tổng lượng du lịch thể thao đạt 1 tỷ người, chiếm 15% tổng lượng khách du lịch và tổng lượng tiêu thụ du lịch thể thao sẽ vượt quá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ. Tuy rằng dịch bệnh đầu năm 2020 đã giáng một đòn nặng nề đối với toàn bộ thế giới nhưng nhờ nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, ngành thể thao Trung Quốc không phải chịu ảnh hưởng quá nghiêm trọng và hoàn thành xuất sắc mục tiêu hơn 3 nghìn tỷ Nhân dân tệ tổng giá trị thị trường. Theo "Kế hoạch 5 năm lần thứ 14" đến năm 2025, tổng giá trị thị trường của ngành này sẽ tăng lên 5 nghìn tỷ Nhân dân tệ. 

Từ giải quần vợt, bóng đá hay Thế vận hội đều là những phao cứu sinh trị giá hàng nghìn tỷ mà bất cứ quốc gia nào cũng mong đợi. Nhật Bản hy vọng nhân cơ hội này tái hiện "Sự thịnh vượng của Olympic" năm 1964. Trên tất cả, ngành công nghiệp thể thao, vốn đã suy sụp trong năm vừa qua, cuối cùng sẽ bùng nổ trong sự trở lại của niềm đam mê và những tràng pháo tay.

TL