
Các doanh nghiệp xi măng cần nắm bắt diễn biến thị trường thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất
Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định.
Báo Điện tử Chính phủ đưa tin, theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành trong năm 2023 khoảng 100-105 triệu tấn (dự kiến tăng 7-10% so với năm 2022). Trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 60-65 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 35-40 triệu tấn.
Thực tế diễn biến thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xi măng cho thấy, trong năm 2022 và dự báo cả trong năm 2023 các doanh nghiệp xi măng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như dư cung cao, cung vượt cầu.

Doanh nghiệp xi măng đang trông chờ tín hiệu từ sự phục hồi và phát triển thị trường bất động sản với một loạt giải pháp đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập trung thực hiện nhằm phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đối với thị trường xuất khẩu, dự báo trong năm 2023, với tình hình thế giới diễn biến phức tạp bởi dịch bệnh và xung đột Nga-Ukraine, có thể sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế trong nước và ảnh hưởng thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng của Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu xi măng.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng yếu đi tại Trung Quốc, xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang thị trường này giảm đáng kể.
Cùng với đó, các nước nhập khẩu xi măng, clinker tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, áp dụng hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển cao gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang triển khai các giải pháp cụ thể để bình ổn thị trường xi măng, tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát huy đạt và vượt công suất thiết kế, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng cho thấy, trong tháng 9 năm 2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 7,6 triệu tấn. Con số này giảm khoảng 1,26 triệu tấn so với tháng liền kề trước đó và giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 5,4 triệu tấn (Vicem tiêu thụ khoảng 1,5 triệu tấn); xuất khẩu ước đạt khoảng 2,2 triệu tấn. Tính chung 9 tháng năm 2022, ước tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 72,93 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Xây dựng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến thị trường xi măng thế giới để điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất, tăng giảm nguồn cung để giữ giá bán ổn định. Đặc biệt phải có chiến lược dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước sẽ có chính sách phù hợp để điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu (như điện, than, xăng, dầu) là đầu vào của ngành sản xuất xi măng.
P.V(t/h)
- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Doanh nghiệp phải tự lùi một bước để tiến hai bước
- Quảng Ninh khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển kết nối Cần Thơ
- Khánh Hòa: Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
- Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới
- Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Hiệp hội các nhà nhập khẩu xe ô tô tại Việt Nam kiến nghị giảm 50% phí trước bạ cho các dòng xe nhập khẩu

Những câu chuyện về “đại dương mới” được kể tại “Vùng đất Rồng thiêng”

Sau li hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bắt tay đại gia đầu tư lĩnh vực kinh doanh mới

T&T Group ủng hộ 2 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hòa Bình: 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản