Thứ sáu 25/10/2024 01:52
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Bảo mật mạng để doanh nghiệp Việt thích ứng trong môi trường kỹ thuật số hiện đại

23/06/2024 10:13
Tầm quan trọng của an ninh mạng ngày càng được đề cao, khi sự phụ thuộc vào các hệ thống kỹ thuật số của doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng. Gần 2/3 số lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng ngân sách cho chuyển đổi số trong năm 2024.
aa
Ảnh minh họa

Nhiều doanh nghiệp bộc lộ điểm yếu xử lý sự cố sau những vụ tấn công mạng gần đây. Ảnh AFP

Theo báo cáo, trong năm 2023 Việt Nam ghi nhận 13.900 vụ tấn công an ninh mạng vào các hệ thống, tăng 9,5% so với năm 2022. Chỉ tính trong quý 1-2024, có tới 29.000 báo cáo lừa đảo liên quan tội phạm mạng.

Các cuộc tấn công diễn ra dưới nhiều hình thức, từ đánh cắp danh tính, tấn công lừa đảo, mã hóa dữ liệu bằng mã độc, xâm phạm email, tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)… với các mã độc tấn công được nâng cấp ngày càng tinh vi hơn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Năm 2024, việc công bố danh sách Top 10 công ty công nghệ uy tín do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện đã phơi bày những hạn chế đáng lo ngại về an ninh mạng tại các doanh nghiệp trong ngành.

Theo các chuyên gia của Vietnam Report, mặc dù các doanh nghiệp công nghệ đã có những bước tiến đáng kể trong triển khai các giải pháp bảo mật tiên tiến, nhưng vẫn còn những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Một trong những thách thức lớn nhất vẫn là sự lỏng lẻo trong quản lý quyền truy cập và chính sách về an ninh mạng tại Việt Nam. Điều này dẫn đến các mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh thông tin và sự an toàn của hệ thống tại cấp độ doanh nghiệp.

Ông Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm Phân tích nguy cơ an ninh mạng của Công ty an ninh mạng Viettel, đã nhấn mạnh rằng mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình an ninh mạng, đặc biệt là chương trình cảnh báo về các nguy cơ an ninh thông tin xảy ra trong môi trường kinh doanh của họ.

"Ví dụ như việc nắm bắt các thủ đoạn, kỹ thuật tấn công như các nhóm mã hóa dữ liệu tống tiền tại Việt Nam, doanh nghiệp cần cập nhật những dấu hiệu nhận biết này và tích hợp vào hệ thống giám sát của mình để có thể phát hiện kịp thời các cuộc tấn công tương tự", lãnh đạo của Công ty an ninh mạng Viettel chia sẻ.

Ông Nguyễn Lê Thành - Giám đốc công nghệ (CTO) của VNG, cho rằng: "Doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng chiến lược và đầu tư để nâng cao khả năng phòng chống sự cố. Đặc biệt quan trọng là khả năng phục hồi và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục khi xảy ra sự cố". Ông Thành nhấn mạnh rằng những biện pháp này đòi hỏi đầu tư về mặt tài chính và nguồn lực nhưng là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính liên tục và an toàn của hoạt động kinh doanh trong thời đại số, khi các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng trở nên phức tạp và khó lường.

Ảnh minh họa

Khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam, tháng 4-2024, nguồn VNR

Các chuyên gia Vietnam Report cũng lưu ý rằng, việc không đảm bảo chặt chẽ quyền truy cập vào hệ thống và dữ liệu nội bộ, thiếu phân cấp quyền và mức độ truy cập dựa trên từng loại dữ liệu và đối tượng, dễ dàng mở ra cánh cửa cho các kẻ tấn công xâm nhập trái phép.

Ngoài ra, tình trạng thiếu áp dụng chính sách bảo mật rõ ràng vẫn là vấn đề phổ biến tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự thiếu sót này không chỉ làm giảm khả năng kiểm soát và phản ứng nhanh chóng khi có sự cố an ninh mạng xảy ra mà còn làm gia tăng nguy cơ cho toàn bộ hệ thống.

Mặc dù nỗ lực đầu tư vào các giải pháp bảo mật, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đối mặt với những hạn chế như không thường xuyên tra soát, thiếu quy trình đánh giá định kỳ để phát hiện các rủi ro tấn công mạng kịp thời. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng số và hệ thống giám sát an ninh mạng của nhiều doanh nghiệp đã lỗi thời do sự chậm cập nhật các công nghệ mới và phần mềm bảo mật.

Các chuyên gia cũng lưu ý đến vai trò quan trọng của yếu tố con người trong bảo vệ an ninh mạng. Việc thiếu hiểu biết về an toàn thông tin và sự bất cẩn trong quản lý đối với nhân viên có thể tạo ra những lỗ hổng lớn trong hệ thống bảo mật của doanh nghiệp.

Để đối phó với sự gia tăng các mối đe dọa này, các doanh nghiệp công nghệ cần tập trung đầu tư vào các giải pháp bảo mật tiên tiến, bao gồm các yếu tố như tính bảo mật, tính toàn vẹn, tính kiểm toán, tính xác thực, tính sẵn sàng và tính chống chối bỏ.

Đứng trước những thiệt hại to lớn do những cuộc tấn công mạng gây ra, các công ty, doanh nghiệp bất kể quy mô nên có những giải pháp phòng vệ thích hợp để bảo đảm cho hệ thống an ninh mạng của doanh nghiệp mình. Đây không còn là thời điểm để nghĩ rằng liệu các vụ tấn công mạng có xảy ra đối với doanh nghiệp mình hay không mà là nó sẽ xảy ra khi nào. Điều này, buộc các doanh nghiệp cần triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể như:

1. Nắm chắc và hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của các cuộc tấn công phổ biến.

2. Nâng cao nhận thức cho nhân viên.

3. Thường xuyên cập nhật tường lửa và các phần mềm diệt virus.

4. Yêu cầu sử dụng các mật khẩu mạnh, xác thực 2 yếu tố hoặc xác thực bằng sinh trắc và hạn chế sử dụng Wifi công cộng.

5. Sử dụng các công cụ mã hóa dữ liệu VPN.

6. Định kỳ quét các thiết bị kết nối mạng hoặc hệ thống máy tính.

7. Quy định chặt chẽ về việc sử dụng các thiết bị lưu trữ di động trên máy tính của công ty.

8. Phân quyền truy cập cho nhân viên, đặc biệt là việc tiếp cận tới các thông tin nhạy cảm.

9. Có giải pháp sao lưu hiệu quả.

10. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức cung cấp dịch vụ an ninh mạng, sẵn sàng chia sẻ thông tin cảnh báo về các mối đe dọa trên không gian mạng.

Sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng buộc các doanh nghiệp phải đầu tư vào các giải pháp bảo mật tiên tiến. Điều này không chỉ là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nắm bắt cơ hội để chuyển mình và tăng trưởng, mà còn đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế vẫn đang mở rộng. Dự báo cho năm 2024, chi tiêu vào công nghệ thông tin toàn cầu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, trong đó công nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai yếu tố thúc đẩy chính.

Triển vọng xuất khẩu phần mềm sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và APAC vẫn giữ được triển vọng lạc quan. Việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu trong cách tiếp cận của thế giới hiện đại.

Vũ Quý

Bài liên quan
Tin bài khác
Apple có thể đã yêu cầu đối tác cắt giảm sản lượng iPhone 16

Apple có thể đã yêu cầu đối tác cắt giảm sản lượng iPhone 16

Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc thiếu đổi mới về phần cứng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu đối với các mẫu iPhone mới của Apple trở nên giảm sút.
Chính sách hoa hồng mới của Temu liệu có thực sự hấp dẫn người dùng Việt?

Chính sách hoa hồng mới của Temu liệu có thực sự hấp dẫn người dùng Việt?

Vừa qua, Temu – sàn thương mại điện tử của Trung Quốc đã tung ra mức hoa hồng hấp dẫn khi cho người dùng tại Việt Nam đăng ký chương trình tiếp thị liên kết.
Phát hiện chip của TSMC được sử dụng trong các máy chủ AI của Huawei

Phát hiện chip của TSMC được sử dụng trong các máy chủ AI của Huawei

Theo báo cáo, một khách hàng bên thứ ba của TSMC đã cung cấp chip cho Huawei. Hiện chưa rõ khách hàng này có trụ sở ở đâu và hành động có chủ đích hay không.
EVNSPC trao đổi kinh nghiệm về quản lí lưới điện thông minh với Công ty Energy Pool (Pháp)

EVNSPC trao đổi kinh nghiệm về quản lí lưới điện thông minh với Công ty Energy Pool (Pháp)

Sáng 23/10, EVNSPC làm việc với Công ty Energy Pool, trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý lưới điện thông minh và khả năng hợp tác giữa hai bên.
Bà Rịa- Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Bà Rịa- Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Để nâng cao kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến cho người dân, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng.
Ngành hàng nào dẫn đầu về doanh số trên sàn thương mại điện tử trong quý III?

Ngành hàng nào dẫn đầu về doanh số trên sàn thương mại điện tử trong quý III?

Quý III, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong các ngành hàng như làm đẹp, giày dép nam, bách hóa - thực phẩm, thời trang.
Smartphone gập ba của Samsung có thể ra mắt vào năm 2025

Smartphone gập ba của Samsung có thể ra mắt vào năm 2025

Việc sản phẩm được phát hành hay không phụ thuộc vào quyết định từ bộ phận Mobile eXperience của Samsung Electronics, bộ phận phụ trách thiết bị gập của hãng.
CEO Tim Cook ưu tiên chọn chiến lược chậm mà chắc trong cuộc đua AI

CEO Tim Cook ưu tiên chọn chiến lược chậm mà chắc trong cuộc đua AI

CEO Tim Cook nhấn mạnh rằng, Apple không theo đuổi việc trở thành người tiên phong, mà mục tiêu hàng đầu là mang đến trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng.
Qualcomm ra mắt chip di động mới tăng cường hiệu suất AI

Qualcomm ra mắt chip di động mới tăng cường hiệu suất AI

Chip di động mới Snapdragon 8 Elite của Qualcomm thậm chí vượt trội hơn cả chip A18 Pro trong phiên bản cao cấp iPhone 16 Pro và Pro Max của Apple.
Khám phá iPhone 17 Air: Smartphone đắt nhất của Apple với thiết kế siêu mỏng

Khám phá iPhone 17 Air: Smartphone đắt nhất của Apple với thiết kế siêu mỏng

Một trong những điểm nổi bật nhất của iPhone 17 Air là thiết kế siêu mỏng, mỏng nhất từ trước đến nay của Apple và cũng là smartphone đắt nhất của hãng này.
Meta ra mắt mô hình AI mới với tính năng tự đánh giá học hỏi

Meta ra mắt mô hình AI mới với tính năng tự đánh giá học hỏi

Với mô hình AI mới, Meta kỳ vọng AI có thể tự kiểm tra và đánh giá công việc của chính mình, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm sự phụ thuộc vào yếu tố con người.
Apple: Mô hình AI không thật sự thông minh như nhiều người lo ngại

Apple: Mô hình AI không thật sự thông minh như nhiều người lo ngại

Theo Apple, khó có thể nói các mô hình ngôn ngữ lớn hiện nay có khả năng suy luận, chúng chỉ đơn thuần làm theo các khuôn mẫu phức tạp có sẵn trong kho dữ liệu.
OpenAI ra mắt ứng dụng ChatGPT trên máy tính để bàn Windows

OpenAI ra mắt ứng dụng ChatGPT trên máy tính để bàn Windows

Động thái này cho thấy OpenAI không còn hài lòng với vai trò là một phòng thí nghiệm nghiên cứu AI mà đang tích cực theo đuổi công cuộc thương mại hóa AI.
iPhone 16 đón nhận khởi đầu mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc

iPhone 16 đón nhận khởi đầu mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc

Counterpoint cho biết, các mẫu iPhone 16 Pro và Pro Max đang được bán rất chạy với doanh số kết hợp tăng 44% so với phiên bản tương đương năm 2023.
Mỹ mở cuộc điều tra TSMC để làm rõ về mối quan hệ với Huawei

Mỹ mở cuộc điều tra TSMC để làm rõ về mối quan hệ với Huawei

Bộ Thương mại Mỹ vừa mở cuộc điều tra TSMC để làm rõ mối quan hệ với Huawei, trong bối cảnh Huawei đang bị Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế công nghệ.