Ấn Độ lần nữa cứng rắn giải quyết cạnh tranh thương mại điện tử

11:10 23/06/2021

Gần đây Ấn Độ ngày càng mạnh tay hơn trong đề xuất các quy tắc thương mại điện tử nhằm giải quyết khiếu nại về gian lận và cạnh tranh. Hôm thứ hai nước này đã đưa ra quy định cấm bán hàng flash sale trên các nền tảng thương mại điện tử đồng thời tìm cách thắt chặt hơn nữa ảnh hưởng của các “ông lớn” như Amazon và Flipkart của Walmart tại đây.

Trong đó đề xuất chỉ ra các nhà bán lẻ truyền thống ở Ấn Độ tăng cường khiếu nại lo ngại đối với hành vi có tính chất “không công bằng” do Amazon và Flipkart mở rộng hoạt động. Đại diện nhóm người tiêu dùng Ấn Độ đề xuất các công ty thương mại điện tử không được phép tổ chức các đợt flash sale bởi những đợt giảm giá “mạnh và chớp nhoáng” tương tự như Thứ Sáu đen tối tại Hoa Kỳ ngày càng trở nên phổ biến. Trong thời gian này, các doanh nghiệp thương mại điện tử ghi nhận số đơn đặt hàng tăng đột biến khi các thương hiệu giảm giá mạnh. Một cơ quan nhà nước cho biết: “Một số tổ chức thương mại điện tử nhất định đang tham gia vào việc hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách bán hàng flash sale được kiểm soát bởi nền tảng. Điều này đã ngăn cản một sân chơi bình đẳng và cuối cùng hạn chế sự lựa chọn của khách hàng”.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Như đã thực hiện với các quy tắc CNTT gần đây, Ấn Độ cũng đang đề xuất rằng các công ty thương mại điện tử chỉ định một giám đốc tuân thủ chính đóng vai trò liên hệ phối hợp 24/7 với các cơ quan thực thi pháp luật nhằm đảm bảo tuân thủ các đơn đặt hàng cũng như sắp xếp một nhân viên chuyên giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử. Bộ Người tiêu dùng của Ấn Độ cho hay: “Những quy tắc mới sẽ đảm bảo tuân thủ hiệu quả các quy định đồng thời tăng cường cơ chế giải quyết khiếu nại đối với các tổ chức thương mại điện tử”. 

Đề xuất mới cũng có thể cấm Amazon, Flipkart và những người chơi khác khởi chạy nhãn hiệu riêng, thương hiệu nội bộ. Ngoài ra, Ấn Độ không cho phép các công ty thương mại điện tử giữ hàng tồn kho, thay vào đó các doanh nghiệp cần thông qua công ty liên doanh với cơ sở địa phương để giải quyết hàng tồn kho. Amazon, công ty đã đầu tư hơn 6,5 tỷ đô la vào hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ, cho biết họ đang xem xét các chính sách được đề xuất trong khi Flipkart, công ty mà Walmart mua lại phần lớn cổ phần với giá 16 tỷ đô la vào năm 2018, không có bình luận ngay lập tức. Các công ty có 15 ngày phản hồi sau khi nhận được khiếu nại “chống lại các hành vi gian lận thương mại không công bằng”.

Ngoài ra, đề xuất mới yêu cầu các công ty thương mại điện tử đưa ra cơ chế xác định hàng hóa dựa trên quốc gia xuất xứ vàcác giải pháp thay thế để “đảm bảo cơ hội công bằng cho hàng hóa trong nước”. Thông báo này được đưa ra vào thời điểm Flipkart đang đàm phán để huy động tới 3 tỷ đô la. Cả Amazon và Flipkart cũng là đối tượng của cuộc điều tra chống độc quyền đang diễn ra ở Ấn Độ. Đây là sửa đổi lớn thứ hai mà chính phủ Ấn Độ đề xuất trong những năm gần đây. Vào năm 2018, New Delhi cũng đã đề xuất các quy tắc cứng rắn hơn cho các công ty thương mại điện tử được thực thi vào đầu năm 2019.

TL