Bài học kinh doanh của ông chủ đế chế LVMH

12:09 29/01/2024

Liên tục giữ những vị trí đầu bảng trong danh sách tỷ phú USD giàu nhất thế giới, quá trình gây dựng và phát triển đế chế LVMH của Bernard Arnault khiến giới doanh nhân phải nể phục. Vậy vị doanh nhân này đã áp dụng chiến lược kinh doanh độc đáo nào?

Ảnh minh họa
CEO đế chế LVMH - tỷ phú Bernard Arnault.

1. Cho phép nhà thiết kế tự do thực hiện sáng tạo của mình

Khi ngắm nhìn các tác phẩm thời trang sáng tạo của Louis Vuitton, khách hàng thường có cảm nhận rằng chính những nhà thiết kế mới là những người điều hành công việc kinh doanh. Bởi mọi người rất hiếm khi thấy ông chủ Bernard Arnault của đế chế thời trang hùng mạnh này thông báo về các sản phẩm mới, thay vào đó, những người sáng tạo luôn làm điều đó. Điều này cho thấy Bernard Arnault đã trao lại phần lớn toàn quyền quyết định cho những nhà thiết kế, ông cho phép nhân viên của mình tự đưa ra quyết định cuối cùng.

Phương pháp lãnh đạo này thường được gọi là "giấy thông hành", nơi các nhà lãnh đạo cho phép nhân viên tự quản lý công việc. Phong cách này tuy không phổ biến trong thế giới kinh doanh nhưng Bernard Arnault dường như tin tưởng vào các Giám đốc sáng tạo và nhà thiết kế của công ty, do đó, ông đã cho phép họ đảm nhận vai trò chính trong các bộ phận.

2. Chất lượng đi đầu

Các công ty nghệ thuật thường tập trung vào việc phát triển chất lượng nhằm xây dựng mô kinh doanh vững mạnh hơn, điều này phản ánh qua sách và video của Disney, Apple và Youtube. Louis Vuitton cũng không phải là ngoại lệ.

Quan sát thấy, Louis Vuitton thường sử dụng mạng xã hội làm trọng tâm cho các chiến lược tiếp thị của mình. Họ không tiến hành các chiến dịch quảng cáo lớn như các cửa hàng tiêu dùng khác, thay vào đó, họ chỉ đăng thông tin ngắn gọn trên Instagram. Đôi khi, họ cũng đề cập đến sản phẩm trên internet, nhưng không thực hiện bất kỳ hoạt động tiếp thị nào khác.

Không quảng cáo rầm rộ, nhưng những sản phẩm đến từ đế chế đồ xa xỉ LVMH vẫn luôn được khách hàng săn đón nhiệt tình, đó là kết quả của việc chú trọng vào chất lượng thay vì tập trung vào đẩy mạnh doanh số.

3. Luôn coi công ty như một startup

Có một câu nói nổi tiếng rằng: "Nếu một công ty cho rằng họ đã đạt được đỉnh cao thì một ngày nào đó họ sẽ bị vượt qua bởi những đối thủ cạnh tranh khác. Vì lý do đó, những người sáng lập công ty thường khiêm tốn và luôn trong tư thế sẵn sàng phát triển doanh nghiệp của mình".

Mục tiêu chính của một công ty khởi nghiệp là phát triển hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm cả sản phẩm, nhân sự và hệ thống. Hiện nay, LVMH đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và ấn tượng. Sức mạnh của họ được thể hiện qua việc họ đã mua lại 75 thương hiệu khác nhau, trong đó có một số thương hiệu không liên quan đến ngành công nghiệp chính của họ. 

Con số biết nói này là kết quả của việc nhà sáng lập thương hiệu Bernard Arnault thường xuyên cập nhật chiến lược kinh doanh, coi doanh nghiệp của mình như một doanh nghiệp vẫn còn đang trên đà phát triển, để từ đó xây dựng giá trị doanh nghiệp ngày một vững mạnh hơn.

H.C (t/h)