10 người đàn ông giàu nhất thế giới tăng gấp đôi khối tài sản trong đại dịch Covid

15:56 17/01/2022

10 người đàn ông giàu nhất thế giới đã chứng kiến khối tài sản toàn cầu tăng gấp đôi lên ngưỡng 1,5 tỷ đô la (1,01 tỷ bảng Anh) kể từ khi bắt đầu đại dịch. Xu hướng này được thúc đẩy bởi làn sóng cổ phiếu tăng vọt cũng như bất động sản làm sâu sắc thêm khoảng cách giàu nghèo.

Elon Musk và những tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn tiếp tục
Elon Musk và những tỷ phú giàu nhất thế giới vẫn tiếp tục "cá kiếm" tiền tỷ bất chấp đại dịch. 

Tổ chức phi chính phủ Oxfam dẫn chứng số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, thế giới có thêm 163 triệu người dưới mức đói nghèo trong khi giới siêu giàu được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích do Chính phủ cung cấp. Do đó, tổ chức này thúc giục các quốc gia áp đặt thuế tài sản đối với lợi nhuận thu được nhờ Covid-19. Oxfom dự đoán đến năm 2030, 3,3 tỷ người sẽ sống với chưa đầy 5,5 đô/ngày.

Tổ chức cũng chỉ ra thu nhập của 99% dân số thế giới đã giảm từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021. Tuy nhiên, Elon Musk, người sáng lập công ty ô tô điện Tesla và 9 tỷ phú khác trở nên giàu có hơn 1,3 tỷ đô la/ngày. Theo số liệu từ danh sách tỷ phú của Forbes, số tài sản của Musk tăng gấp 10 lần lên 294 tỷ đô trong 20 tháng đầu tiên của đại dịch, đưa ông vượt qua Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, để trở thành người giàu nhất thế giới.

Mặt khác, trong thời kỳ cổ phiếu công nghệ tăng vọt ở Phố Wall, tài sản ròng của Bezos tăng 67% lên 203 tỷ đô la Mỹ, tài sản của Mark Zuckerberg tăng gấp đôi lên 118 tỷ đô và Bill Gates tăng 31% lên 137 tỷ. Oxfam kêu gọi các chính phủ đánh thuế và gọi đây là "cái chết bất bình đẳng". Khoản thu thuế một lần đối với giới tính hoa 1% có thể đủ để chi trả tiêm chủng toàn thế giới, cung cấp nguồn lực đối phó với biến đổi khí hậu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân,... Ngay cả khi bị đánh thuế, 10 tỷ phú giàu nhất vẫn lãi 8 tỷ đô la so với trước Covid-19.

Danny Sriskandarajah, Giám đốc điều hành Oxfam GB cho biết: "Vận may của các tỷ phú bùng nổ vào thời điểm đói nghèo cùng cực gia tăng, làm lộ ra những lỗ hổng cơ bản của nền kinh tế. Các hệ thống kinh tế thiếu công bằng mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho những người giàu nhất mà chẳng thể nào bảo vệ phần lớn người dân yếu thế". 

Ông nhấn mạnh: "Thế hệ lãnh đạo ngày nay có thể sửa chữa sai lầm bằng cách áp đặt thuế lũy tiến đối với vốn và của cải, đồng thời dựa vào nguồn thu này hỗ trợ nhân dân, đầu tư cho tương lai. Các chính phủ nên đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân lâu dài. Mỗi quốc gia đứng trước cơ hội mang tính chất lịch sử và quyết định để hỗ trợ kế hoạch kinh tế dựa trên bình đẳng, thay đổi cục diện hiện tại.

Giá cổ phiếu giảm mạnh trong những tuần đầu đại dịch nhưng sau đó tăng trở lại nhờ biện pháp kích thích từ ngân hàng trung ương. Cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục và tăng nguồn tiền trái phiếu đã khiến thị trường chứng khoán tăng vọt. Các công ty công nghệ như Amazon, Google, Apple và Facebook nắm trong tay sức mạnh của thế giới internet thời kỳ đại dịch.

Theo Oxfam, 10 người đàn ông giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản nhiều gấp 6 lần so với 40% nhóm thu nhập thấp (3,1 tỷ người). Tổ chức cũng chỉ ra 10 tỷ phú sẽ mất 414 năm để tiêu hết chỗ tài sản nói trên với tốc độ một triệu/đô/ngày. Mối đe dọa do bất bình đẳng gây ra đã được David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, nhấn mạnh vào tuần trước khi ông công bố những dự báo mới nhất của tổ chức về nền kinh tế toàn cầu. Ông nói: "Các nước đang phát triển đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kéo dài, tỷ lệ tiêm chủng thấp và gánh nặng nợ nần. Tình trạng bất bình đẳng thậm chí còn gay gắt hơn về mặt thu nhập bình quân đầu người và thu nhập trung bình, trong đó người dân ở các nước đang phát triển bị bỏ lại phía sau và tỷ lệ đói nghèo gia tăng".

TL