Thứ bảy 19/07/2025 08:35
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thông tư 01: "Bùa hộ mệnh" cho nợ xấu

12/10/2020 00:00
Bức tranh nợ xấu sẽ xấu hơn do tác động của dịch bệnh Covid-19 là dự báo đưa ra từ đầu năm đến nay. Song hiện tại nợ xấu vẫn được duy trì ở mức thấp nhờ tác động của Thông tư 01 cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm

Thông tư 01:

Ảnh minh họa, Nguồn: Internet

Nợ xấu đang xấu hơn

Cho đến cuối năm 2019, vấn đề xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) rất khả quan. Trên đà đó, đầu năm 2020 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tính chung tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các NHTM yếu kém).

Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nợ xấu lại đối diện nhiều thách thức. Lãnh đạo một số NH ngay vào quý II đã thừa nhận Covid-19 có nguy cơ thổi bay nỗ lực xử lý nợ xấu của hệ thống NH.

NHNN cũng đã ước tính trường hợp dịch diễn biến phức tạp và được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức gần 4% vào cuối quý II và 3,7% cuối năm 2020, thậm chí có thể cao hơn. Nhưng mọi sự đã diễn biến khác khi dịch bùng phát lần 2 và khó khăn của doanh nghiệp càng thêm chồng chất.

Thực tế tại thời điểm cuối quý II-2020, khó khăn về nợ xấu bắt đầu lộ diện. Giá trị tuyệt đối nợ xấu tại Agribank tăng hơn 39% lên mức 24.464 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 4.887 tỷ đồng, lên tới 17.285 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng từ 0,79% lên mức 0,83%, VietinBank tăng từ 1,16% đầu năm lên 1,7%. Tổng nợ xấu của BIDV tăng thêm 17%, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,75% lên mức 2%.

Điều tương tự cũng diễn ra ở các NHTMCP. Theo thống kê của Fiin Pro, trong quý II, tỷ lệ nợ xấu của 17 NH niêm yết tiếp tục xu hướng tăng từ 1,44% vào cuối quý IV-2019 lên 1,71%. Tỷ lệ tạo mới nợ xấu (tính bằng thay đổi tổng nợ nhóm 3-5 trong quý chia cho dư nợ trung bình quý) đã tăng lên 0,22% trong quý I và ở mức 0,1% trong quý II, cao hơn so với cùng kỳ 2018 và 2019.

Phải chấp nhận thực chất

Dù nợ xấu có xu hướng tăng, nhưng theo các chuyên gia đây chưa phải là mức tăng thực chất. Vì theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, các NH có thể quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tính đến ngày 13-7, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng.

Theo đó, NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa nếu không có việc cơ cấu lại này, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ tạo mới nợ xấu trong năm 2020 sẽ ở mức cao hơn.

Theo ước tính của SSI Research, nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2020 sẽ tăng 17% và 14% vào năm 2021. Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, đến cuối năm nay mức tăng nợ xấu nội bảng toàn hệ thống NH có thể lên 4%, cao hơn so với mức 1,89% cuối năm 2019.

Thời điểm cuối tháng 5, NHNN đã đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 01/2020 để xin ý kiến đóng góp. Nhưng thời hạn xin ý kiến đã hết và đến nay đã 4 tháng vẫn chưa ban hành Thông tư mới.

Một chuyên gia kinh tế nhận định, có thể NHNN cân nhắc vì Bộ Tài chính ủng hộ quan điểm của dự thảo Thông tư này, nhưng đề nghị các NH phải đánh giá thực trạng, thực chất khoản nợ, cụ thể là phân loại đúng tính chất nợ, trích lập dự phòng đầy đủ để hạn chế rủi ro, ảnh hưởng đến hệ thống sau này.

Trong điều kiện hiện nay cần chấp nhận nợ xấu có xu hướng tăng, vì đây là chuyện bình thường khi nền kinh tế đi vào khủng hoảng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này cần phải có giải pháp kiểm soát, cân đối để nợ xấu có tăng nhưng khi phục hồi kinh tế sẽ giải quyết được. Còn nếu quá sốt ruột cố gắng phục hồi kinh tế bằng cách cơ cấu nợ, khoanh nợ để bơm nhiều vốn giá rẻ, cũng như dễ dãi trong quản lý giám sát khoản vốn, nợ xấu sẽ tăng mạnh trong giai đoạn sau đó, khi kinh tế phục hồi cũng khó giải quyết, thậm chí nợ xấu đó trở thành gánh nặng.

Vì vậy, việc quyết định chấp nhận khả năng nợ xấu như thế nào trong nền kinh tế năm nay cũng là nghệ thuật điều hành rất quan trọng của nhà quản lý.

Vậy giải pháp nào để nợ xấu tăng nhưng trong mức kiểm soát? Mới đây, trong Nghị định 81/2020 sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), đã có quy định được xem là mở ra cánh cửa cho việc xử lý nợ xấu.

Cụ thể, Nghị định 81 đã bổ sung quy định: “Mục đích phát hành TP, trong đó nêu cụ thể thông tin về chương trình, dự án đầu tư; các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần bổ sung vốn; các khoản nợ được cơ cấu (tên khoản nợ, giá trị, kỳ hạn nợ) bằng nguồn vốn từ phát hành TP”.

Theo TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, thời điểm này NHNN không nên gia hạn Thông tư 01 vì kéo dài sẽ có vấn đề về nợ xấu. Nghị định 81/2020 đã cho phép phát hành TPDN để cơ cấu lại nợ, đây là giải pháp cần tận dụng, các DN phải liên kết với các NH để thực hiện.

Thay vì nợ đến hạn không trả được, DN phải chuyển tài sản đó để làm tài sản đảm bảo để phát hành 1 lô TP và NH sẽ mua lại lô TP đó. Như vậy, sẽ giúp các NH giải quyết được khoản nợ, DN không rơi vào tình trạng nợ xấu.

Mặt khác, các khoản nợ ngắn hạn sắp trở thành nợ xấu được chuyển thành nợ dài hạn bằng TPDN, DN giảm không có áp lực trả nợ trong 12 tháng tới.

Đỗ Linh

Tin bài khác
Ngân hàng Nhà nước siết quy định thông tin tài khoản trong giao dịch thanh toán

Ngân hàng Nhà nước siết quy định thông tin tài khoản trong giao dịch thanh toán

Việc thể hiện đúng thông tin tài khoản và cung cấp thông tin giao dịch tối thiểu được NHNN đề xuất khi sửa đổi Thông tư số 15/2024/TT-NHNN.
Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025 ghi nhận sự tăng nhẹ ở một số kỳ hạn ngắn, nổi bật là Cake by VPBank. Lãi suất đặc biệt vẫn duy trì mức cao kỷ lục.
Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025, tiền gửi ngân hàng tiếp tục ổn định. Cuộc đua kỳ hạn ngắn sôi động với nhiều ưu đãi, thu hút dòng tiền cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện giảm chi phí vay vốn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán online không quá 30 phút/lần

Đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán online không quá 30 phút/lần

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 15 về quy định dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo lần này là đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán trực tuyến không quá 30 phút mỗi lần, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người dùng.
Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ từ 1/9/2025

Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ từ 1/9/2025

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát đi cảnh báo về việc sẽ tiến hành xóa sổ hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học kể từ ngày 1/9/2025.
Lãi suất ngân hàng ngày 16/7/2025: Bốn ngân hàng vượt 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/7/2025: Bốn ngân hàng vượt 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/7, ghi nhận bốn ngân hàng có lãi suất tiền gửi đặc biệt vượt 7%. Lãi suất cao nhất vẫn duy trì ở mức hấp dẫn, thu hút nguồn vốn lớn.
Trải nghiệm VIB PayFlex – 1 thẻ làm chủ mọi nguồn tiền

Trải nghiệm VIB PayFlex – 1 thẻ làm chủ mọi nguồn tiền

Bạn đã bao giờ phân vân trước quầy thanh toán, không biết nên dùng thẻ tín dụng để hưởng ưu đãi hay thẻ ghi nợ để quản lý ngân sách? Với VIB PayFlex, sự lưỡng lự đó giờ đây đã trở thành quá khứ.
Lãi suất ngân hàng ngày 15/7/2025: VCBNeo tăng các kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng ngày 15/7/2025: VCBNeo tăng các kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng hôm nay 15/7/2025 chứng kiến VCBNeo điều chỉnh tăng đồng loạt các kỳ hạn ngắn. Thị trường tiền gửi vẫn duy trì mức lãi suất đặc biệt cao.
Lãi suất ngân hàng ngày 14/7/2025: 8 ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 14/7/2025: 8 ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7/225 chứng kiến 8 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 6% cho các kỳ hạn dài, bao gồm cả lãi suất đặc biệt và thông thường.
Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng cập nhật mới nhất vào ngày 12/7/2025 cho thấy xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn tại nhiều ngân hàng, mang đến cơ hội hấp dẫn chưa từng có cho người gửi tiền.
Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Theo SSI, thị trường toàn cầu còn nhiều bất định, động lực tăng trưởng tín dụng có thể đến nhiều hơn từ các dự án liên quan đến bất động sản và hạ tầng trong nửa cuối năm 2025 và năm 2026.
Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Dù lãi suất thấp kỷ lục, nhiều người mua nhà ở vẫn khó khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vướng mắc sổ hồng, tài sản thế chấp và điều kiện thu nhập là rào cản lớn.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025 ghi nhân một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất đặc biệt 6,5-9,65% cho khoản tiền gửi lớn. Trong đó ABBank, PVcomBank dẫn đầu.
Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025: Baovietbank, VietBank dẫn đầu nhiều kỳ hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 10/7/2025, ghi nhận tại Baovietbank, VietBank. Lãi suất đặc biệt vẫn duy trì hấp dẫn cho các khoản tiền gửi lớn, giúp khách hàng tối ưu lợi nhuận.