Thứ tư 23/04/2025 04:45
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

ASEAN đối mặt với khoảng cách lớn về AI khi Việt Nam và Philippines tụt hậu

12/10/2020 00:00
Nghiên cứu cho biết công nghệ AI có thể đem lại về 1 tỷ USD cho nền kinh tế của khối, nhưng các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines vẫn thiếu các khoản đầu tư cho AI.

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chuyển nền kinh tế Đông Nam Á (ASEAN) sang một nấc thang cao hơn. Nhưng để đạt được điều này, các quốc gia ASEAN cần phải đầu tư mạnh mẽ cho AI. Ước tính, khoảng cách áp dụng công nghệ AI của khối ASEAN kém Mỹ và Trung Quốc từ 2-3 năm.

Nếu các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bắt kịp tốc độ áp dụng AI, họ có thể thêm gần 1 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội của khu vực vào năm 2030, theo một báo cáo của công ty tư vấn Kearney (Mỹ) và Ban phát triển kinh tế EDBI (Singapore) công bố hôm thứ Năm (8/10).

Nhưng còn một chặng đường dài phía trước.

Ông Basil Lui, đối tác quản lý các khoản đầu tư tại EDBI cho biết, trong khi đầu tư vào AI của Mỹ đạt 155 USD/đầu người, con số tương đương của ASEAN là khoảng 2 USD từ năm 2015 đến 2019. Ở Trung Quốc, con số của năm 2019 là 21 USD.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 110 người dùng, nhà cung cấp và nhà đầu tư AI, đồng thời phỏng vấn đại diện của hơn 25 công ty và cơ quan chính phủ trên toàn khu vực ASEAN. Họ đề cập đến các ứng dụng bao gồm học máy, tự động hóa quy trình, robot thông minh, chatbots, thực tế ảo, thị giác máy tính và nhận dạng giọng nói.

Singapore nổi bật trong số các quốc gia cùng khu vực, với 68 USD đầu tư vào AI trên đầu người vào năm ngoái. Nhưng Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines đều dưới 1 USD.

Trong số các nền kinh tế lớn của khu vực, hai quốc gia cuối cùng bị tụt lại phía sau rất xa, với Việt Nam chỉ ở mức 3 cent (0,03 USD) và Philippines ở mức dưới 1 cent (dưới 0,01 USD).

ASEAN đối mặt với khoảng cách lớn về AI khi Việt Nam và Philippines tụt hậu - ảnh 1
Biểu đồ tỷ lệ đầu tư vào các công ty AI trên đầu người tại Mỹ, Singapore, Anh, Trung Quốc, Đức và ASEAN (ảnh: Nikkei)

Xét trên khía cạnh kinh tế xã hội thì điều này không có gì là bất thường. Ông Soon Ghee Chua, một đối tác tại Kearney giải thích: “Các quốc gia có nhiều hệ thống mạng hơn và chấp nhận kỹ thuật số cao hơn sẽ có nền tảng thuận lợi hơn để áp dụng AI”.

“Vì vậy, nếu bạn so sánh Singapore với Indonesia hay Campuchia chẳng hạn – nơi mà ngành nông nghiệp phổ biến hơn ngành dịch vụ - thì rõ ràng Singapore sẽ dẫn đầu về việc áp dụng AI”; ông Soon nói.

Dựa trên những dự đoán của hãng Kearney, AI có thể bổ sung 110 tỷ USD vào nền kinh tế Singapore (tương đương 18% GDP) vào năm 2030.

Đối với Malaysia, công ty dự báo mức tăng 115 tỷ USD, tương đương 14% GDP. Thái Lan sẽ đạt được mức tăng 117 tỷ USD, tương đương 13% GDP. Dự báo 366 tỷ USD của Indonesia, 109 tỷ USD của Việt Nam và 92 tỷ USD của Philippines đều sẽ chiếm 12% GDP của mỗi nước.

Nhưng ông Nikolai Dobberstein, một đối tác khác tại Kearney, lại cho rằng nút thắt cổ chai trong luật pháp – các quy định về quyền cá nhân, các vấn đề về tính minh bạch và sự hạn chế trong chia sẻ dữ liệu là những thách thức đối với việc áp dụng công nghệ ở Đông Nam Á.

Dobberstein nói: “Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng là các công ty và quốc gia phải sớm có sự tham gia của các cơ quan quản lý. "Tôi nghĩ rằng các cơ quan quản lý cần phải có cách tiếp cận tương lai và thực sự cân bằng các rủi ro. Do đó, việc có quy định hài hòa giữa các quốc gia ASEAN khác nhau là rất quan trọng."

Ông Dobberstein nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng là các công ty và các quốc gia cần có một cơ quan điều hành về AI. Cơ quan quản lý này cần phải có một cách tiếp cận hướng tới tương lai và cân bằng được các rủi ro. Mặt khác, cần có quy định hài hòa giữa các quốc gia ASEAN”.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy 83% khu vực ASEAN vẫn trong giai đoạn đầu áp dụng AI, tức là họ vẫn chưa quan tâm thực sự đến việc đầu tư vào công nghệ, chưa có chiến lược phát triển AI dài hơi hoặc chưa thử nghiệm các sáng kiến trên thực địa.

ASEAN đối mặt với khoảng cách lớn về AI khi Việt Nam và Philippines tụt hậu - ảnh 2
Biểu đồ  tỷ lệ đầu tư cho công ty AI trên đầu người tại một số quốc gia ASEAN (ảnh: Nikkei)

Mặc dù vậy, công ty tư vấn Kearney cũng nêu ra một số điểm sáng trong việc áp dụng AI tại một số quốc gia. Ở Indonesia, công ty thương mại điện tử Tokopedia, được hỗ trợ bởi tập đoàn SoftBank của Nhật Bản và gã khổng lồ internet Trung Quốc Alibaba Group Holding, đã sử dụng AI để thích ứng với việc thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng. Sau khi triển khai AI, công ty thương mại điện tử này đã tăng tổng số giao dịch lên 202%, với số giao dịch trên mỗi khách hàng tăng tới 27% và doanh thu tăng 179% so với tháng trước. Còn ở Thái Lan, dịch vụ Doctor Raksa, một dịch vụ y tế từ xa cung cấp tư vấn của các bác sĩ thông qua nền tảng video, đã áp dụng AI để hỗ trợ bác sĩ thực hiện chẩn đoán sơ bộ.

Giám đốc điều hành EDBI Chu Swee Yeok cho biết: “Với sự giàu có lên của tầng lớp trung lưu cùng với việc áp dụng kỹ thuật số nhanh chóng, AI sẽ mang lại lợi nhuận tài chính tốt đồng thời tạo ra khả năng đột phá để chuyển đổi các ngành công nghiệp và kích thích tăng trưởng kinh tế cho bước đột phá lớn tiếp theo”.

Về lĩnh vực nói riêng, hãng Kearney nhận định rằng sản xuất, bán lẻ, khách sạn, cũng như chăm sóc sức khỏe là những lĩnh vực sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từsự phát triển của AI ở Đông Nam Á.

Theo Naveen Menon, Chủ tịch phụ trách thị trường ASEAN của tập đoàn công nghệ Mỹ Cisco Systems, điều quan trọng là các quốc gia phải điều chỉnh AI theo nhu cầu riêng của họ.

Ông nói: “Điều quan trọng là mỗi quốc gia phải đầu tư vào năng lực để phát triển các thuật toán và mô hình AI của riêng họ, thay vì nhập khẩu các mô hình AI toàn cầu và triển khai chúng tại địa phương”.

Ông Dobberstein của hãng Kearney cũng đồng tình với quan điểm này. Ông nói rằng AI không thể được áp dụng giống nhau cho tất cả các doanh nghiệp, trọng tâm là phải giải quyết các vấn đề cụ thể.

“Những gì chúng ta thấy về AI ngày nay đó là nhiều người coi nó là thần dược vì có nhiều tiềm năng kinh doanh. Nhưng nó không phải là thuốc chữa bách bệnh. Bạn cần có cái nhìn tập trung vào từng trường hợp cụ thể và những tác động trong kinh doanh”, ông Dobberstein nói.

PV/Theo Nikkei Asia Review

Bài liên quan
Tin bài khác
Meta gọi vốn từ Microsoft, Amazon để gánh chi phí phát triển AI

Meta gọi vốn từ Microsoft, Amazon để gánh chi phí phát triển AI

Theo các nguồn tin, Meta đã đề xuất nhiều hình thức nhằm thu hút đầu tư, bao gồm cả việc cho phép đối tác tham gia phát triển các tính năng mới cho Llama.
Google bị kiện vì lạm dụng AI củng cố thế độc quyền công cụ tìm kiếm

Google bị kiện vì lạm dụng AI củng cố thế độc quyền công cụ tìm kiếm

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Google cần bị buộc bán trình duyệt Chrome và thực hiện hàng loạt biện pháp khác nhằm phá vỡ thế độc quyền, từ đó khôi phục sự cạnh tranh công bằng trên thị trường tìm kiếm.
Samsung và LG kiện Chính phủ Ấn Độ vì chính sách tái chế rác thải điện tử mới

Samsung và LG kiện Chính phủ Ấn Độ vì chính sách tái chế rác thải điện tử mới

Samsung và LG cho rằng chính sách này không những không hiệu quả mà còn khiến chi phí tái chế tăng gấp ba lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.
Rủi ro đằng sau trào lưu đoán vị trí qua ảnh chụp bằng ChatGPT

Rủi ro đằng sau trào lưu đoán vị trí qua ảnh chụp bằng ChatGPT

Với năng lực lý luận hình ảnh tinh vi, ChatGPT có thể phân tích những chi tiết nền mờ như bảng hiệu, góc cửa sổ hay bức tường phía sau để suy ra vị trí chụp.
DCCI Summit 2025: Làm chủ hạ tầng số xanh trong kỷ nguyên AI

DCCI Summit 2025: Làm chủ hạ tầng số xanh trong kỷ nguyên AI

DCCI Summit 2025 do Viettel IDC tổ chức quy tụ chuyên gia quốc tế, thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm dữ liệu xanh, Cloud và trí tuệ nhân tạo, hướng đến nền kinh tế số bền vững tại Việt Nam.
Samsung xác nhận One UI 7 sẽ ra mắt tại Việt Nam từ cuối tháng 4

Samsung xác nhận One UI 7 sẽ ra mắt tại Việt Nam từ cuối tháng 4

One UI 7 là phiên bản phần mềm trọng điểm của Samsung trong năm 2025, mang đến nhiều cải tiến về giao diện, hiệu suất và bảo mật trên nền Android 15.
Những sai lầm phổ biến khi mua smartphone cao cấp

Những sai lầm phổ biến khi mua smartphone cao cấp

Smartphone cao cấp đang ngày càng đắt hơn qua mỗi năm. Khi sử dụng điện thoại lâu hơn, việc chọn đúng điện thoại/ mua điện thoại phù hợp là vô cùng quan trọng.
Google chi “mạnh tay” cho ứng dụng AI Gemini trên thiết bị Samsung

Google chi “mạnh tay” cho ứng dụng AI Gemini trên thiết bị Samsung

Google chi khoản tiền “khổng lồ” mỗi tháng cho Samsung để cài sẵn ứng dụng AI Gemini, hé lộ chiến lược mở rộng thị phần AI giữa lúc bị điều tra độc quyền tại Mỹ.
TikTok Shop bứt phá, đe dọa thị phần của Shopee và Lazada

TikTok Shop bứt phá, đe dọa thị phần của Shopee và Lazada

Doanh số của TikTok Shop tăng vọt 113,8%, giúp thị phần tăng từ 23% lên 35%. Sự phát triển này cho thấy người tiêu dùng ngày càng yêu thích trải nghiệm “giải trí – mua sắm” qua video ngắn.
Trung Quốc hưởng lợi từ kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ

Trung Quốc hưởng lợi từ kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ

Lệnh kiểm soát chip AI của Mỹ khiến Nvidia thiệt hại hàng tỷ USD, nhưng lại tạo cơ hội vàng cho Huawei và Cambricon – hai doanh nghiệp chip Trung Quốc đang vươn lên thay thế, trong cuộc đua công nghệ.
Vingroup đặt mục tiêu sản xuất người máy

Vingroup đặt mục tiêu sản xuất người máy 'made in Vietnam' đầu tiên

Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam như Vingroup công bố chiến lược đầu tư vào lĩnh vực robot, thể hiện quyết tâm xây dựng năng lực công nghệ.
iPhone 17 Pro sẽ có thiết kế như thế nào ?

iPhone 17 Pro sẽ có thiết kế như thế nào ?

Không chỉ thay đổi cụm camera, thiết kế tổng thể của iPhone 17 Pro được đồn đoán sẽ chuyển sang khung nhôm thay vì titan như trên iPhone 15 Pro và 16 Pro.
Vụ kiện độc quyền của Google – Màn khởi động cho cuộc đại phẫu Big Tech?

Vụ kiện độc quyền của Google – Màn khởi động cho cuộc đại phẫu Big Tech?

Phán quyết mới đây của một thẩm phán liên bang Mỹ cho rằng Google vi phạm luật cạnh tranh trong mảng công nghệ quảng cáo, không đơn thuần là một trận chiến pháp lý giữa một “gã khổng lồ” công nghệ và các cơ quan công quyền. Đây có thể là phát súng đầu tiên báo hiệu cho một làn sóng siết chặt mạnh mẽ hơn đối với quyền lực của các Big Tech trong kỷ nguyên hậu độc quyền số.
iOS 18.4.1 có gì mới khiến Apple khuyến cáo người dùng iPhone cần cập nhật ngay?

iOS 18.4.1 có gì mới khiến Apple khuyến cáo người dùng iPhone cần cập nhật ngay?

Dù không bổ sung thêm tính năng mới, iOS 18.4.1 vẫn là một bản cập nhật quan trọng mà Apple khuyến cáo người dùng iPhone nên cài đặt ngay lập tức.
Galaxy M56 5G: Smartphone tầm trung mới của Samsung có gì đáng mong chờ ?

Galaxy M56 5G: Smartphone tầm trung mới của Samsung có gì đáng mong chờ ?

Một trong những điểm đáng chú ý nhất của Galaxy M56 5G là cam kết cập nhật phần mềm dài hạn. Samsung khẳng định sẽ cung cấp 6 phiên bản hệ điều hành Android và 6 bản cập nhật bảo mật, kéo dài đến cuối năm 2030.