
Xuất khẩu văn hóa và thu lợi khủng như Hàn Quốc
Xứ sở Kim Chi nơi khai sinh ra làn sóng thần tượng đã thành công xuất khẩu văn hóa như thế nào?

Thị trường phương Tây khám phá làn sóng văn hóa Hallyu qua bản hit Gangnam Style năm 2012 đạt hơn một tỷ lượt xem trên Youtube. Tuy nhiên, người tiêu dùng châu Á tiếp xúc hiện tượng này sớm hơn rất nhiều qua các tác phẩm như Nàng Dae Jang Geum đã khơi dậy làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Xuất khẩu văn hóa của xứ sở Kim Chi lần đầu tiên gặp khó khăn vào năm 2010, khi xảy ra một vụ giẫm đạp khiến hàng trăm người bị thương tại buổi biểu diễn của nhóm nhạc Super Junior ở Triển lãm Thế giới Thượng Hải, dẫn đến phản ứng dữ dội của người Trung Quốc cho rằng nhiều fan hâm mộ mất lý trí. Tình hình ngày càng trầm trọng hơn khi Trung Quốc ra lệnh cấm "nhập khẩu" văn hóa Hàn Quốc sau sự vụ với Mỹ năm 2016. Đường lối cứng rắn của Bắc Kinh khiến Hàn Quốc thay đổi chiến lược chuyển sang tấn công thị trường toàn cầu, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào đất nước tỉ dân.
Có lẽ không có thành công nào rõ ràng hơn Squid Game và bộ phim đoạt giải Oscar 2019. Cho đến nay, tác phẩm Parasite đã thu về 259 triệu đô la, trong khi Netflix tuyên bố rằng Squid Game không hề thua kém với 900 triệu đô. Viên ngọc quý của nền văn hóa xuất khẩu là nhóm nhạc nam BTS, ước tính tạo ra doanh thu 5 tỷ đô la mỗi năm, tương đương gần 0,5% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc. Những chàng trai từ xứ sở Kim Chi được lòng người hâm mộ khi hát lên những ca khúc nói về những vấn đề nổi cộm trong xã hội như người trẻ thiếu cơ hội việc làm, môi trường cạnh tranh khắc nghiệt,... BTS được đánh giá mang đến sự gắn kết cộng đồng với hình ảnh tích cực. Với phương châm âm nhạc và nghệ sĩ giúp chữa lành tâm hồn, ca khúc mới nhất Love Yourseft truyền đạt tinh thần tích cực. Việc nhóm tập trung vào các giá trị cao cả đã giúp hình thành ý thức cộng đồng thúc đẩy người trẻ. Một ứng dụng cộng đồng người hâm mộ BTS có tên là Weverse, thuộc sở hữu của tập đoàn giải trí khổng lồ Hybe, tạo ra doanh thu trung bình trên mỗi người dùng là 75 đô la một tháng, so với chỉ 5,25 đô la một tháng với ứng dụng Spotify vào năm 2020.
Có thể nói chính những bản sắc mới đã chắp thêm đôi cánh cho phép văn hóa Hàn Quốc "bay" đến những chân trời mới, thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. BTS, "Squid Game", "Parasite" và các hiện tượng văn hóa tương tự đã chứng tỏ rằng mục tiêu vươn ra thế giới của các công ty Hàn Quốc là bền vững. Netflix cũng từng chia sẻ quan điểm như trên và công bố kế hoạch đầu tư thêm 500 triệu đô la vào nội dung của Hàn Quốc.
TL
Cùng chuyên mục


Hơn 150 tác phẩm được chọn trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực Đông Nam Bộ

Hải Phòng: 16 Ông Trâu sẽ tham gia thi đấu tại Hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2022

Chương trình "Bài hát hay nhất" trở lại cùng sự đồng hành của VPBank Prime

Bình Dương: Sôi động, trẻ trung Chương trình khiêu vũ dưỡng sinh tại Sân chơi đường phố

Tăng cường quảng bá, giới thiệu di sản, văn hóa Việt trên không gian thực tế ảo
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?