Xuất khẩu tôm: Sức bật từ bệ phóng EVFTA
- Kinh doanh
- 16:06 12/10/2020
Xuất khẩu tôm được tiếp sức nhờ "cơ hội kép" trong EVFTA.
Bên cạnh thương mại điện tử, có một ngành khác vượt thác thành công trong bão đại dịch là xuất khẩu tôm. Theo đó, xuất khẩu tôm tháng 8 tăng khá mạnh 12% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời đánh dấu tháng thứ 6 tăng trưởng liên tiếp. Tổng giá trị xuất khẩu tôm lũy kế 8 tháng đầu năm đạt gần 2,3 tỉ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Như vậy, xuất khẩu tôm của Việt Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thậm chí còn tận dụng cơ hội hiếm có để gia tăng thị phần tại các thị trường quan trọng.
Việt Nam đã hưởng lợi lớn khi kiểm soát được đại dịch từ rất sớm trong khi đối thủ cạnh tranh hàng đầu là Ấn Độ vẫn gặp khó khăn do đại dịch. Cho đến nay, Ấn Độ đã trở thành nước có số ca mắc COVID-19 nhiều thứ 2 thế giới sau Mỹ và các nhà máy chế biến tôm tại Ấn Độ tiếp tục bị gián đoạn sản xuất.
Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục giành thị phần từ các đối thủ Trung Quốc do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Có thể thấy, tôm xuất sang thị trường Mỹ ghi nhận con số kỷ lục 109 triệu USD trong tháng 8, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, toàn ngành tôm ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 544 triệu USD (tăng 32%) vào thị trường quan trọng này.
Ông Robins McIntosh, Phó Chủ tịch cấp cao của Công ty CP Foods (Thái Lan), cho rằng Việt Nam đã bước ra đại dịch với vị trí của người chiến thắng khi đạt được nhiều tiến bộ mạnh mẽ về y tế. Về cơ bản, Việt Nam đã tránh được tác động nặng nề của COVID-19, hệ thống logistics không bị ảnh hưởng và sản lượng chế biến tôm nguyên liệu tiếp tục gia tăng.
Với nhiều điều kiện thuận lợi, các doanh nghiệp chế biến tôm đang khá lạc quan về triển vọng phục hồi. Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Minh Phú, cho rằng từ cuối tháng 6 trở đi, xuất khẩu tăng mạnh sau khi hợp đồng được ký đủ đến cuối năm. Nhờ đó, Công ty sẽ kịp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm với 994 tỉ đồng.
Ông Willem van der Pijl, sáng lập tờ Shrimp Insights, cho biết nhiều khả năng sẽ có sự thay đổi trong sở thích tìm nguồn cung ứng ở thị trường châu Âu. “Mọi thứ đang thay đổi ở châu Âu đối với dòng tôm bóc vỏ. Chúng tôi thấy một nhóm lớn hơn người mua đang tìm nguồn cung ứng trực tiếp. Trong đó có sự chuyển dịch mạnh mẽ khi các công ty dần rời xa Ấn Độ, Indonesia và tới Việt Nam nhiều hơn nhờ Hiệp định EVFTA”, ông Willem van der Pijl nhận định.
![]() |
EVFTA thực sự là tín hiệu tốt dành cho các nhà chế biến tôm của Việt Nam. Theo các nhà phân tích, hiệp định này bắt đầu có hiệp lực từ tháng 8 đã đẩy nhanh xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU với giá trị xuất khẩu tôm tháng 8 đạt 58,8 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng 15,5% theo năm.
“Hiệp định EVFTA sẽ xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu 4,2% đối với tôm đông lạnh và hứa hẹn thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tôm tại thị trường EU vốn khá nhạy cảm về giá. Tuy con số lũy kế 8 tháng đầu năm 2020 sang thị trường này giảm 1,6%, nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ sớm quay trở lại tăng trưởng dương trong quý IV”, đại diện Công ty Chứng khoán KB Việt Nam nhận định.
Đối với doanh nghiệp lớn trong ngành là Thủy sản Minh Phú, một số dấu hiệu tích cực đã bắt đầu xuất hiện từ cuối quý II/2020. Tuy doanh thu 6 tháng đầu năm có giảm nhưng nhờ thắt chặt chi phí và giảm lãi vay, Minh Phú ghi nhận lợi ròng 231 tỉ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước.
EVFTA đã mở ra cơ hội mới cho Minh Phú khi hiện thị trường này chỉ chiếm 11% giá trị xuất khẩu hằng năm của Công ty. Các sản phẩm của Minh Phú có chất lượng cao, đồng thời công ty này cũng xây dựng nhà máy Minh Quý tại Cà Mau chuyên phục vụ thị trường châu Âu, Úc, Trung Quốc. Nhà máy này là cơ hội để Minh Phú đẩy mạnh hơn nữa kênh xuất khẩu tới châu Âu.
![]() |
Bên cạnh đó, việc triển khai mô hình nuôi tôm công nghệ cao bắt đầu từ cuối năm 2019 còn giúp Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và giảm chi phí mua tôm. Trong 5 năm tới, Minh Phú có kế hoạch xây dựng thêm 3 nhà máy mới tại Cà Mau, Kiên Giang. Đặc biệt nhà máy đầu tiên tại Kiên Giang đang được xây dựng gần khu vực nuôi tôm công nghệ cao, nhờ đó sẽ tạo chu trình sản xuất khép kín, góp phần cải thiện biên lợi nhuận cho Công ty trong dài hạn.
Tôm chế biến còn bán khá chạy tại các thị trường này do việc giãn cách xã hội đã làm gia tăng nhu cầu tự nấu ăn tại nhà. Theo ông Hồ Quốc Lực, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Sao Ta, dịch bệnh đã làm đảo lộn nhiều thứ, trong đó có thói quen của người tiêu dùng. Trong điều kiện bình thường trước đây, hệ thống dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi... tiêu thụ tôm mạnh.
Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, hạn chế đi lại, người tiêu dùng nước ngoài chuyển sang mua hàng ở siêu thị về tự nấu ăn. Lượng tiêu thụ tôm trong hệ thống bán lẻ những tháng gần đây tăng mạnh, nhờ vậy con tôm xuất ngoại được thuận lợi. Trong 8 tháng, Công ty Thực phẩm Sao Ta ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 120,6 triệu USD, tăng 12,5% theo năm.
Sơn Nguyễn
Tin liên quan
- Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
- Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
- Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
- Những doanh nhân Việt từng lên núi ở ẩn ngẫm việc đời và tìm kiếm những giá trị cao hơn vật chất
#EVFTA

Những Hiệp định thương mại tự do nổi bật Việt Nam tham gia năm 2020
2020 cũng là năm Việt Nam có thêm nhiều FTA có hiệu lực và được ký kết mới, trong đó nổi bật là RCEP và UKVFTA. Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao, các FTA này đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và các năm tới.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 sắp cán mốc trên 500 tỷ USD
Thông tin do Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang có nhiều dấu hiệu khả quan. Cụ thể, trị giá xuất khẩu tháng 11 đạt hơn 25 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 10. Trong khi đó, trị giá nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 1,5%.

EVFTA mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam
Tham gia hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy ngành hàng nông nghiệp nước ta khẳng định được chất lượng và nâng cao giá trị trên thị trường nước ngoài.

Tìm lời giải để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực được ví như “con đường cao tốc” dẫn hàng hóa Việt vào thị trường châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông thủy sản.

Tính chuyện đường dài hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững
Cho đến nay, các cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại đã bắt đầu được hiện thực hóa, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã chủ động tận dụng ưu đãi để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững, vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm.

EVFTA: Doanh nghiệp Việt Nam đã nhập cuộc nhưng phía trước còn một chặng đường dài
Đến thời điểm này, các cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại đã bắt đầu được hiện thực hóa, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã chủ động tận dụng ưu đãi để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, để có thể đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa những cơ hội và nhanh chóng đạt tới con số tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng như kì vọng ban đầu, doanh nghiệp (DN) cần am hiểu nhiều hơn nữa về những quy chuẩn để đáp ứng yêu mà thị trường EU đặt ra.
Đọc thêm Kinh doanh
Năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn
Cục Hàng hải dự báo, đến năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn.
Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
Tờ Bangkok Post ngày 25/1 đăng bài “Chiến lược gạo khôn ngoan của Việt Nam” của Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok Suwatchai Songwanich trên mục Tiêu điểm châu Á, đề cập đến cách tiếp cận của hai nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
Ba hãng hàng không nội địa bị Cục Hàng không Việt Nam “tuýt còi”
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện luân chuyển tàu bay khai thác để đảm bảo việc bảo quản dừng bay không quá 1 tháng.
Thông báo thu hồi 5370 xe ô tô Mitsubishi Outlander
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phát đi thông báo Công ty TNHH Ô tô Mitsubishi Việt Nam thu hồi 5.370 xe ô tô Mitsubishi Outlander để thay thế bơm xăng.
Nhìn lại năm bết bát và thất thu của hai “ông lớn” sản xuất máy bay
Việc khách hủy đơn hàng quá ít, thêm vào đó hàng loạt hãng hàng không hoãn nhận máy bay đã đẩy Boeing và Airbus lâm vào khủng hoảng tài chính, buộc phải giảm sản lượng và sa thải hàng nghìn nhân viên.
Đường dây nóng ngành đường sắt phục vụ dịp Đại hội Đảng và Tết Tân Sửu
Những thông tin chi tiết về các số điện thoại đường dây nóng 24/7 vừa được Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) công bố.
Hơn 200 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 18/1/2021, danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã tăng lên 205 thương nhân.
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt mức 18% với quy mô 11,8 tỷ USD
Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.
Sẽ triển khai Dự án tổ hợp chế biến thịt heo tại Thanh Hóa với số vốn đầu tư 1,4 tỷ USD
Dự án tổ hợp chế biến thịt heo có tổng quy mô trang trại chăn nuôi heo 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha; lò mổ và nhà máy chế biến với sông suất 0,6 triệu tấn/năm với tổng diện tích khoảng 400ha...
Mở chuỗi siêu thị cho công nhân... ghi nợ
Đặt ra mục tiêu phục vụ riêng cho 400 nghìn người lao động của 1.600 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, siêu thị phúc lợi đầu tiên vừa được khai trương sáng 22/1.