Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách các nước được hưởng thuế quan ưu đãi của Chính phủ Anh
- Nhịp cầu giao thương
- 15:06 31/12/2020
DNHN - Theo thông báo chính thức của Chính phủ Anh, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách các nước thụ hưởng GSP của Anh. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh được hưởng thuế quan ưu đãi GSP khi doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình C/O mẫu A theo quy định.
Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là cơ chế ưu đãi đơn phương dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế lớn. Trong những năm qua, Liên minh châu Âu (trong đó có Vương quốc Anh - UK) đã dành cơ chế này cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tận dụng tốt cơ chế này để mở rộng thị trường tại EU.
Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi EU vào ngày 31 tháng 01 năm 2020 nhưng vẫn tiếp tục tuân thủ những quy tắc của khối cho tới khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Anh thực sự ra khỏi Thị trường chung và Liên minh hải quan EU.
Theo thông báo chính thức của Chính phủ Anh, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách các nước thụ hưởng GSP của Anh.

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh được hưởng thuế quan ưu đãi GSP khi doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình C/O mẫu A theo quy định.
Anh chỉ chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế REX được phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 đối với hàng hóa nhập khẩu vào Anh trong vòng 12 tháng kể từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Bộ Công Thương cho biết, với cơ chế này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt để mở rộng thị trường xuất khẩu với nhiều hàng hóa tại Anh.
Anh hiện nay là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của Việt Nam ra thế giới. Quan trọng hơn, Việt Nam luôn giữ vững mức thặng dư thương mại lớn tại thị trường này.
Hôm 29/12, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA) đã được ký kết tại London. Hiệp định này có hiệu lực chính thức vào 23h ngày 31/12/2020.
Việc ký kết FTA này là một sự kiện lịch sử quan trong gần 50 năm kể từ khi Việt Nam và Vương quốc Anh thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, làm sâu sắc thêm mối Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Sau sự kiện Anh rời khỏi EU (Brexit), với mục tiêu đảm bảo thương mại song phương không bị gián đoạn và việc thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại được thông suốt, Việt Nam và Anh đã gấp rút đàm phán UKVFTA trên nguyên tắc kế thừa Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Có thể kỳ vọng, Hiệp định UKVFTA sẽ là động lực quan trọng để đưa quan hệ giữa hai quốc gia cất cánh lên một tầm cao mới.
Bảo Bảo
Tin liên quan
#UKVFTA

Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi từ UKVFTA
Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) vào chiều ngày 11/12/2020 vừa qua đã đánh dấu khởi đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước đối với việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt. FTA này không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp có thể tiếp tục hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu và xuất khẩu, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ và bảo hộ các sản phẩm chủ chốt của Việt Nam và Vương quốc Anh (UK).

Việt Nam và Anh kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA, thắt chặt mối quan hệ song phương
Ngày 11/12, lễ ký Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại quốc tế Vương quốc Anh (UK) Elizabeth Truss, với tuyên bố chung cấp bộ trưởng của hai nước, được công bố.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) "chạy nước rút" trước Brexit
Trong nhiều năm qua, Anh đã trở thành thị trường lớn thứ hai tại châu Âu (sau Đức) đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam – Anh phát triển theo chiều hướng có lợi cho nhiều sản phẩm Việt Nam thể hiện qua mức xuất siêu khoảng gần 5 tỉ USD/năm.
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Đề nghị cơ quan chức năng Myanmar bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng Myanmar quan tâm, đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam đang sinh sống, lao động, học tập, làm việc tại Myanmar, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam.
Phấn đấu sớm đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Thái Lan lên 20 tỷ USD/năm
Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Thái Lan. Trong ASEAN, Thái Lan cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Ngành chăn nuôi ổn định và đặt mục tiêu tăng trưởng 5-6% năm 2021
Với tính hình chăn nuôi ổn định và thuận lợi, ngành chăn nuôi đang sở hữu nhiều cơ hội tăng tốc trong năm 2021, chạy đà cho giai đoạn 2021-2030.
Tháng 1 xuất khẩu sang Úc tăng 62,08 %
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 01 năm 2021 xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc đạt mức tăng trưởng tới 62,08 % so với cùng kỳ.
Triển vọng kinh tế năm 2021 của Thái Lan
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Thái Lan được điều chỉnh từ mức 3,1% xuống 2,4% để phù hợp với tình hình hiện tại.
Hoa Kỳ thông báo không áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôm xuất khẩu của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
Bộ Công Thương vừa thông báo việc Hoa Kỳ thông báo không áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tôm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.
Sau tết, nông sản và thực phẩm vẫn ổn định giá.
Nguồn cung thực phẩm khá dồi dào, đủ đáp ứng được yêu cầu của thị trường và sức mua không quá lớn nên giá phần lớn các mặt hàng giữ ổn định hơn so với cùng kỳ năm 2020.
Kiên Giang: Các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định khi xuất khẩu gạo sang Indonesia
Sở Công Thương Kiên Giang vừa ban hành công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định khi xuất khẩu gạo vào thị trường Indonesia
Mường La: Dấu ấn Ocop nhờ sự đồng hành sát sao của các cấp, các doanh nghiệp
Cùng với sự đồng hành của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, tính từ lúc bắt đầu thực hiện chương trình Ocop đến nay, trên địa bàn huyện Mường La đã có 5 sản phẩm đã được công nhận.
Hiệp định EVFTA đã là đòn bẩy tạo thêm nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan
Bộ Công Thương cho biết, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như thủy sản, hạt tiêu, cao su và gạo sang Hà Lan tăng mạnh.