Việt Nam đang trở thành trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á
- Hội nhập
- 10:40 16/07/2018
DNHN - Vừa qua, JLL đã phát hành Báo cáo chuyên đề với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về thị trường công nghiệp, những lợi thế của việc đầu tư phát triển và hoạt động kinh doanh trong nước, sự ảnh hưởng tiềm ẩn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...
Theo đó, hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á.
Bắt đầu mở cửa từ năm 1986 với chỉ khoảng 335 ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp. Đến năm 2018, Việt Nam hiện đã có 80.000 ha đất. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này có được là nhờ: Việt Nam đang phát triển ngành kinh tế xuất khẩu; Sự phát triển của các khu công nghiệp và kinh tế chuyên biệt và có quy hoạch cụ thể; Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia; Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài, điển hình như Samsung đã công bố đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam. Sự kiện này đã tạo dựng niềm tiên mạnh mẽ về sự tăng trưởng của thị trường này trong mắt nhà đầu tư trên khắp thế giới.
Thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác, đang trong giai đoạn mới phát triển. Phần lớn các bất động sản này được phát triển tập trung tại ba khu chính bao gồm khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, khu kinh tế trọng điểm miền Nam được xem là khu vực tiên phong trong thị trường này với sự tập trung của rất nhiều ngành hàng truyền thống. Với lợi thế phát triển sau, khu kinh tế trọng điểm miền Bắc lại thu hút nhiều nhóm nghành công nghê cao và tiên tiến hơn. Khu kinh tế trọng điểm miền Trung là khu vực mới được tập trung phát triển gần đây.
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện rõ qua việc các phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Đồng thời, việc tham gia vào 18 hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty nội địa và nước ngoài.
Việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản sử dụng nhiều lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển công sưởng ra khỏi nước này đến các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời. Khả năng về cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ cũng tạo ra những tác động hai chiều. Một mặt, thúc đẩy làn sóng dịch chuyển của các công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam, mặt khác lại khiến giá cả hàng hóa leo thang, điều này có thể sẽ khiến giảm sức mua trên thị trường thế giới và ảnh hưởng đến lượng hàng hóa xuất khẩu.
Ông Stephen Wyatt – Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định “Với tham vọng thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm công nghiệp mới tại Đông Nam Á và cũng tương tự như quá trình phát triển ở các nước khác trong khu vực, chúng tôi tin rằng thị trường công nghiệp Việt Nam sẽ sớm chuyển mình và phát triển lên một tầm cao mới. Việt Nam sẽ chuyển dịch từ một thị trường sử dụng nhiều lao động sang thị trường phát triển tập trung nhiều vốn”.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (“ADB”), 5,8% tổng sản phẩm nội địa (GDP) được chi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, một mức chi phí cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển khu công nghiệp/ logistics và trở nên thu hút và cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực, Việt Nam sẽ cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng hệ thống điện nước, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng.
Một trong những thách thức nhất của Việt Nam trong vòng vài năm tới chính là việc làm sao có thể thích nghi nhanh chóng và nắm bắt được những thay đổi do công nghệ và tự động hóa do Công nghiệp 4.0 mang lại.
Theo ông Greg Ohan – Phó Tổng Giám đốc BW Industrial, nhà phát triển bất động sản công nghiệp “cho thuê” lớn nhất Việt Nam chia sẻ, dưới góc độ là chủ đầu tư bất động sản: “BW Industrial sẽ thực hiện sứ mệnh nâng tầm phát triển bền vững bất động sản công nghiệp tại Việt Nam, bằng việc thúc đẩy sự tăng trưởng của quốc gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi kỳ vọng BW Industrial sẽ trở thành nhà vận hành công nghiệp và kho vận hàng đầu cho sự phát triển của các lĩnh vực như sản xuất và thương mại điện tử tại Việt Nam”
Nguyễn Thanh
Tin liên quan
#cách mạng công nghiệp

Chủ tịch FPT: Tận dụng cơ hội, thích nghi với "bình thường mới" để sinh tồn và vươn lên
Covid-19 bằng một cách "bất thường" đã thúc đẩy thế giới mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến nhanh hơn so với dự kiến.

Kinh tế số và cơ hội để Việt Nam bứt phá
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, các hoạt động kinh tế số đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và được Chính phủ quan tâm, ưu tiên phát triển. Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tỷ lệ 20% GDP. Để đạt được mục tiêu này cần nỗ lực đồng bộ từ Chính phủ đến người dân, doanh nghiệp.

Dệt may "bắt nhịp" với Cách mạng 4.0
Nằm trong xu thế chung của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Dệt may Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ. Để giữ đà phát triển, các doanh nghiệp ngành Dệt may phải tự đổi mới, bằng cách ứng dụng công nghệ hiện đại ở tất cả khâu sản xuất. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang từng bước bắt nhịp với cuộc cách mạng lớn này.

Cần cơ chế vượt trội để khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Chuyên gia cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần có những chính sách, cơ chế, thể chế mang tính chất vượt trội để hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Phát triển nhà máy số: Tâm điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo lãnh đạo Bộ Công thương, phát triển nhà máy số chính là tâm điểm của cuộc CMCN 4.0 và đây cũng là định hướng ưu tiên lớn của ngành Công Thương...

Khốc liệt kinh doanh thời 4.0
Sự đổ bộ ồ ạt của các doanh nghiệp thương mại điện tử thế giới đã thâu tóm nhiều thương hiệu bán lẻ “đình đám” của Việt Nam, chưa kể nhiều doanh nghiệp không thể “trụ vững” trên thị trường dẫn đến phá sản, khiến cuộc chơi kinh doanh thời 4.0 thêm phần khốc liệt.
Đọc thêm Hội nhập
Nhà máy Nissan tại Vương quốc Anh sa thải tạm thời 800 công nhân trong bối cảnh thiếu chip
Nissan Motor đã sa thải tạm thời khoảng 800 công nhân, tương đương 10% số nhân viên tại nhà máy lắp ráp ở Anh, do tình trạng thiếu chất bán dẫn ảnh hưởng đến sản xuất.
Ngôi sao đang lên trong mảng thương mại điển tử Pinduoduo khó có thể giữ được vị thế
Sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc - Pinduoduo đang bị đe dọa bởi các biện pháp kiềm chế của chính phủ và các cáo buộc từ nhiều nhà cung cấp.
Các quy định mới của Hoa Kỳ hạn chế công nghệ thông tin của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến 4,5 triệu doanh nghiệp
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ yêu cầu sớm nhất là vào tháng 5 rằng các công ty hoạt động ở Mỹ phải được cấp phép mới có quyền sử dụng thiết bị và dịch vụ công nghệ thông tin từ Trung Quốc hoặc các quốc gia bị coi là "đối thủ", một động thái có thể ảnh hưởng đến 4,5 triệu doanh nghiệp.
Từ thành phố Manila đến Seoul, Citigroup kết thúc kỷ nguyên ngân hàng bán lẻ toàn châu Á
Việc Citigroup quyết định bán phần lớn mảng kinh doanh bán lẻ tại châu Á sau hơn một thế kỷ hoạt động đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên tại một số thị trường.
LG và General Motors dự kiến thành lập nhà máy pin EV tại Mỹ
Theo nguồn tin từ Nikkei Asia, nhà sản xuất ô tô Mỹ cho biết, LG Energy Solution và General Motors dự kiến ngày hôm nay (16/4) sẽ đưa ra thông báo thành lập nhà máy pin tại Mỹ.
Tokio Marine mua công ty bảo hiểm phúc lợi lao động của Hoa Kỳ với giá gần 200 triệu đô
Thỏa thuận này sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của Tokio Marine tại Hoa Kỳ và nối tiếp một chuỗi các thương vụ mua lại ở nước ngoài nhằm mục đích san sẻ hồ sơ rủi ro của công ty.
Tình trạng thiếu chip đang trở nên tồi tệ như thế nào và tại sao lại khó khắc phục?
Nhu cầu về linh kiện và chip đang tăng cao trong bối cảnh hậu Covid-19 cùng những căng thẳng chính trị đang tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nên trở ngại trong quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu phục hồi thúc đẩy GDP của Trung Quốc tăng 18,3% trong quý 1
Trong quý đầu tiên của năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 18,3 %. Con số tăng trưởng này tiếp tục là bản lề cho sự phục hồi toàn cầu khỏi đại dich Covid-19 .
Jack Ma nhắm đến mục tiêu kinh doanh mới, tuyên bố không kiếm tiền trong ba năm, toàn bộ thu nhập sẽ hỗ trợ cho người mua hàng?
Nhắc đến doanh nghiệp thương mại điện tử nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Jack Ma và sự nổi lên của Alibaba cũng như sự lớn mạnh không ngừng của Taobao. Hiện Jack Ma đã nhắm đến một mục tiêu mới, thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố sẽ không kiếm tiền trong ba năm và tất cả thu nhập sẽ được hỗ trợ bổ sung cho người tiêu dùng.
Trung Quốc dự kiến báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý cao nhất 30 năm
Các nhà kinh tế dự đoán GDP quý I năm nay của Trung Quốc sẽ tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chủ yếu là do số liệu tham chiếu của quý I năm ngoái sụt giảm chưa từng có vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.