Việt Nam: 1 trong 3 thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực châu Á
- 27
- Nhịp cầu giao thương
- 23:55 21/01/2022
DNHN - Theo báo cáo của TMX - công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương, tổng chi phí vận hành trung bình của một doanh nghiệp tại Việt Nam từ 79.000 - 200.000 USD/mỗi tháng. Với con số này, Việt Nam đang là quốc gia thu hút dòng vốn ngoại mạnh mẽ, khi là 1 trong 3 thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực châu Á.
Một doanh nghiệp phân tích dữ liệu tiêu dùng lớn của Nhật Bản vừa quyết định đầu tư vào doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam Trandata, với mảng kinh doanh dữ liệu lớn. Quyết định đầu tư này được đưa ra sau nhiều cân nhắc về hiệu quả hoạt động. Theo họ, hợp tác với một doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm chi phí nhân công, chi phí xây dựng hạ tầng công nghệ, vì phía Việt Nam đã có sẵn, đáp ứng được yêu cầu của họ.
"Khi vào Việt Nam, tìm hiểu và phân tích hành vi người dùng Việt Nam, trước đây họ phải mua bán thông qua công ty quảng cáo, nhà tư vấn thì bây giờ thông qua công nghệ, họ có thể giảm được chi phí từ 3 - 5 lần", ông Trần Đăng Hòa, Giám đốc điều hành FPT Software, cho biết.

Chi phí lao động của Việt Nam nằm trong nhóm giá cả tốt nhất, thuộc top 4 châu Á. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Trong khi đó, nhà đầu tư đến từ châu Âu đã xây dựng 5 khu công nghiệp tại Việt Nam trên quỹ đất rộng 3.500 ha tại Hải Phòng và Quảng Ninh, thu hút được trên 130 dự án. Đơn vị này cho biết, lợi thế chi phí thấp của Việt Nam đang rất thu hút nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đặt cơ sở sản xuất.
"Việt Nam hiện đang là một điểm đến lý tưởng, có tính cạnh tranh cao so với các quốc gia khác của châu Á. Xét về giá điện thấp kết hợp với lợi thế về nguồn lao động, đặc biệt là chi phí thuê lao động của các nhà đầu tư, tôi tin rằng Việt Nam nên định hình một chiến lược đón làn sóng nhà đầu tư mới ngay khi dịch bệnh COVID-19 chấm dứt", Tổng Giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C Bruno Jaspaert đánh giá.
Theo báo cáo của TMX, chi phí nhân công lao động là chi phí chính, chiếm tới 55% trong tổng chi phí kinh doanh ở tất cả các quốc gia. Chi phí lao động của Việt Nam nằm trong nhóm giá cả tốt nhất, thuộc top 4 châu Á. Những chi phí tiếp theo để vận hành doanh nghiệp bao gồm chi phí thuê kho, chi phí hậu cần và tiện ích viễn thông của Việt Nam cũng rất thu hút.
"Hầu hết các công ty muốn thiết lập và di dời sản xuất sẽ xem xét tổng chi phí hoạt động như là một phần của đánh giá. Các công ty có mục tiêu tổng thể khác nhau, và sẽ đánh giá cơ sở chi phí trong bối cảnh thực tiễn của công ty để quyết định lựa chọn đầu tư. Bên cạnh chi phí vận hành tốt, Việt Nam cũng là một quốc gia đông dân, nhu cầu tiêu dùng lớn. Điều này cũng thu hút nhiều nhà sản xuất trước cơ hội đặt cơ sở sản xuất ngay tại một thị trường tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng", Giám đốc Chuỗi cung ứng Công ty TMX Global Megan Benger nhận định.
Ngoài yếu tố định lượng, nhà đầu tư nước ngoài cũng xem xét các yếu tố định tính như môi trường kinh doanh, sự sẵn sàng chuyển đổi số khi lựa chọn thị trường đầu tư. TMX ghi nhận, Việt Nam đạt điểm cao hơn hầu hết các quốc gia khác do mức tăng trưởng GDP tốt và tình hình kinh tế ổn định. Do đó, Việt Nam là vị trí chiến lược để các công ty đặt cơ sở sản xuất trong khu vực.
Trịnh Huyền
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Tiềm năng lớn xuất khẩu mặt hàng nhựa vào thị trường Australia
Theo số liệu và Kế hoạch quốc gia của Australia, mỗi năm thị trường này tiêu thụ trên 3,5 triệu tấn nhựa; trong đó khoảng 60% là nguồn nhập khẩu, thị trường Australia vẫn còn nhiều dư địa đối với ngành xuất khẩu nhựa Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp cá tra đang nhắm mục tiêu sang Mexico, Ai Cập và Thái Lan
Các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang phát triển khá mạnh sang những thị trường tiềm năng như Mexico, Ai Cập và Thái Lan.
Gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế với thép tấm không gỉ Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến của vụ việc; chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra; có ý kiến kịp thời đối với các kết luận của DOC.
Sắp diễn ra Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Kuwait
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Việt Nam tại Kuwait sẽ phối hợp đồng tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Kuwait.
Vĩnh Phúc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với vương quốc Campuchia
Chiều 22/5/2022, đồng chí Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc có buổi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Samdech Pichey Sena Tea Banh; Đại sứ vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth.
Trong nửa đầu tháng 5, Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD
Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 5 (từ ngày 1 đến 15/5), kim ngạch nhập khẩu đạt 15,523 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 12,82 tỷ USD, nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD.
Năm 2022: An Giang phấn đấu thu hút vốn đầu tư trên 20 ngàn tỷ đồng
Trong Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022, tỉnh An Giang phấn đấu thu hút ít nhất 15 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, với tổng vốn đầu tư đạt trên 20.000 tỷ đồng.
Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang EU giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất
Các doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất trong sản phẩm. Bên cạnh đó, những vấn đề như lao động, môi trường, tổ chức sản xuất... phải tuân thủ, bám sát theo các điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
Tổng thống Hy Lạp đến TP.Hồ Chí Minh
Trưa 18-5, lễ đón Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou diễn ra tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hội chợ chuyên ngành Thực phẩm và Đồ uống THAIFEX - Anuga Asia 2022
Sự kiện sẽ trưng bày các sản phẩm và dịch vụ thuộc 11 phân khúc thực phẩm đến từ 1.200 đơn vị tham dự, với 2.500 khách mua tầm cỡ và nổi tiếng, 40.000 khách tham quan cũng như rất nhiều chương trình đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp, sản phẩm đổi mới và đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người mua.