Thứ sáu 22/11/2024 23:29
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Vận động giảm lãi suất trong chính sách tiền tệ

26/07/2021 22:41
Từ giữa tháng 7 có 2 sự kiện được giới ngân hàng (NH) Việt Nam quan tâm. Thứ nhất, Phó Thống đốc NHNN ông Đào Minh Tú giao Hiệp hội NH Việt Nam (VNBA) vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng (TCTD) để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay t
Vận động giảm lãi suất trong chính sách tiền tệ

Room tín dụng

Một vài người làm trong NH lâu năm nhận xét chính sách tiền tệ “vận động giảm lãi suất” có thể thực hiện được, vì các NH vẫn muốn được sự hỗ trợ về mặt chính sách trong cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng, cũng như việc cấp phép cho các loại sản phẩm dịch vụ mới sau này.

Vì vậy, không có gì lạ khi các TCTD đồng thuận để giảm lãi suất ngay trong tháng 7. Hạn mức tín dụng có thể được xem như củ cà rốt, nhưng cũng là cây gậy để điều tiết hành vi của các TCTD trong “chính sách tiền tệ đồng thuận”.

Trong cách làm chính sách này, thay vì dùng những công cụ kỹ thuật của thị trường, NHNN sử dụng công cụ có tính “chính trị”, đó là mối quan hệ tốt đẹp với NHNN. Nếu TCTD “hỗ trợ” NHNN trong thực thi chính sách, đổi lại những lợi ích mềm về hạn mức tín dụng, đánh giá xếp loại NH hay thí điểm triển khai dịch vụ mới có thể thương lượng.

Trong thị trường tài chính Việt Nam, mối quan hệ cây gậy và củ cà rốt chính sách này luôn được thể hiện ở nhiều thời điểm trong quá khứ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, xuất hiện 2 vấn đề.

Thứ nhất, các TCTD vẫn phải đảm bảo an toàn vốn, cơ cấu nợ theo Thông tư 03 đồng thời với giảm lãi suất. Nếu thực hiện cùng lúc các mặt này một cách thực chất, các TCTD sẽ khó duy trì được tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng như hiện nay. Thứ hai, là câu hỏi ai sẽ được vay lãi suất rẻ?

Cơ cấu nợ, Thông tư 03 và an toàn vốn

Vấn đề giới đầu tư ngành NH quan tâm thời gian qua là tính bất định của con số hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ cơ cấu theo Thông tư 03. Với sự bùng phát làn sóng thứ tư đại dịch Covid-19, con số tín dụng bị ảnh hưởng có lẽ đã tăng thêm. Bao nhiêu trong số đó chưa được phân loại và trích lập dự phòng rủi ro hợp lý? Theo Thông tư 03, các NH sẽ cần trích lập dần trong vòng 3 năm với tỷ lệ phân bổ 30% trong năm 2021.

Ngoài ra, việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng chỉ thực hiện đến ngày 31-12-2021, tức chỉ còn 5 tháng nữa, trong khi nhiều khả năng các khách hàng doanh nghiệp sẽ còn cần được hỗ trợ thêm sang cả năm sau trong việc cơ cấu nợ, miễn và giảm lãi. Diễn biến bất ngờ của dịch bệnh lần này có thể khiến Thông tư 03 rơi vào trạng thái “việt vị”.

Vì vậy, đã có những đề xuất là cần sửa Thông tư 03 thêm lần nữa. Nhưng nếu vậy sẽ lại tiếp tục “đá quả bóng trích lập dự phòng nợ xấu một cách đúng và đầy đủ về tương lai”. Và các NH quản trị không tốt cứ vậy mà “làm liều”, vì cứ dịch bệnh sẽ sửa thông tư, cho phép cơ cấu lại nợ, trì hoãn trích lập dự phòng.

Điều này đi ngược với phương pháp quản lý NH hiện đại là phải đảm bảo đủ an toàn vốn và trích lập dự phòng đầy đủ để tạo vùng đệm an toàn với những rủi ro vỡ nợ tín dụng trên diện rộng và có tính hệ thống. Với các NH ít thận trọng hơn, rủi ro thanh khoản và mất ổn định hệ thống có thể sẽ diễn ra nếu họ không có của để dành đầy đủ cho đợt diễn biến phức tạp nữa của dịch Covid-19, thậm chí nếu điều đó dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng ở các thị trường mới nổi.

Những vụ vỡ nợ đang diễn ra trên thị trường trái phiếu và tín dụng cho các chính quyền địa phương ở Trung Quốc, đang là lời cảnh báo cho những quốc gia khác. Chúng ta tuyệt đối không nên xem nhẹ những rủi ro này và bị huyễn hoặc trong cách nói dân gian là “tiền nhiều quá để làm gì”. Tiền nhiều nhưng giá trị các khoản nợ đang xin tái cơ cấu còn nhiều hơn số tiền mặt ngoài thị trường gấp mấy lần.

Nói cách khác, chúng ta có thể đang bị che mắt bởi sự dư dả thanh khoản giả tạo của nền kinh tế vì tiến trình giãn, giảm và cơ cấu nợ theo Thông tư 01 và 03.

Bài học cải tổ thị trường tài chính của Trung Quốc gần đây được tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận xét là bắt buộc phải làm dù nó làm tăng rủi ro vỡ nợ của các “sân sau” tài chính các chính quyền địa phương, bởi Trung Quốc không thể tiếp tục đá quả bóng rủi ro vỡ nợ này vào tương lai mãi được.

Trung Quốc đang đi qua giai đoạn cải tổ đau đớn của thị trường tài chính mà Việt Nam muốn tránh. Nó là hệ quả của việc trì hoãn đảm bảo kỷ luật tài chính và cải tổ thị trường trong những năm trước Covid, để rủi ro tăng mạnh trong hệ thống. Covid-19 chỉ kích nổ những quả bom trong lòng hệ thống tài chính của Trung Quốc mà thôi.

Lãi suất cho vay giảm, ai được vay?

Đồng thời với nới room tín dụng, nhiều NH cũng công bố giảm lãi suất theo khuyến nghị của NHNN. Phần lớn các NH này đều giảm ít nhất 1%/năm cho tổng dư nợ hiện hữu của khách hàng tại thời điểm 15-7 đến hết năm 2021. Vậy ai sẽ được vay? Năm ngoái nhiều NH đã giảm lãi vay sau khi được tăng hạn mức tín dụng.

Nhưng nếu tìm hiểu kỹ lại, những vụ giảm lãi vay lớn nhất đã chiếm phần lớn khoản giảm lãi của các NH. Chẳng hạn, các khoản cơ cấu nợ và tăng cho vay với lãi suất gần như cho không với Vietnam Airlines. Nếu bỏ các khoản cho vay hỗ trợ của NH cho các ông lớn này, ai đang thực sự được giảm lãi suất?

Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, nhấn mạnh “Chúng tôi muốn thấy những con số hỗ trợ cụ thể để thị trường biết rằng các NH đã hỗ trợ cho những nhóm ngành nào, thậm chí khách hàng nào, để tất cả đều thấy rằng sự sẻ chia, sát cánh của hệ thống ngân hàng là nhanh chóng và thực chất”.

Nếu phần lớn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không thể vay được và vì vậy biến mất trên thị trường, trong khi các ông lớn được tiếp cận vốn có thể tồn tại, thậm chí thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ này, chúng ta đang tạo ra rủi ro mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang cảnh báo. Đó là tình trạng “quá lớn để đổ vỡ” có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn sau dịch Covid-19, khi những đại công ty trở thành những công ty khổng lồ.

Và nếu trong số đó có tỷ lệ đáng kể những công ty “nghiện” vay nợ và luôn cần được hỗ trợ tái cơ cấu nợ thì nguy to.

Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh/saigondautu.com.vn

TAGS:

Tin bài khác
Abbank được vinh danh “doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”

Abbank được vinh danh “doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024”.
Bac A Bank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng

Bac A Bank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 10.538 tỷ đồng

Bac A Bank dự kiến tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng qua hai đợt phát hành cổ phiếu trong năm 2024 và 2025, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tiền gửi ngân hàng tăng cao, ngân hàng “đua nhau” nâng lãi suất huy động

Tiền gửi ngân hàng tăng cao, ngân hàng “đua nhau” nâng lãi suất huy động

Trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư gặp khó, tiền gửi ngân hàng ghi nhận tăng cao. Do nhu cầu tín dụng tăng, các ngân hàng không ngừng nâng lãi suất.
Lãi suất ngân hàng 22/11: Ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất nhóm Big4 ?

Lãi suất ngân hàng 22/11: Ngân hàng nào có lãi suất hấp dẫn nhất nhóm Big4 ?

Cập nhật lãi suất ngân hàng hôm nay 22/11/2024, với các mức lãi suất tiền gửi cao nhất trong nhóm Big4 và nhiều lãi suất đặc biệt hấp dẫn từ các ngân hàng khác.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/11: Tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 21/11: Tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 21/11 đã có nhiều biến động, đặc biệt là sự tăng vọt ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Cùng tìm hiểu những thay đổi lãi suất và cơ hội đầu tư.
Lãi suất ngân hàng ngày 20/11: Ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất ?

Lãi suất ngân hàng ngày 20/11: Ngân hàng nào có mức lãi suất cao nhất ?

Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh trong tháng này. Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn lên tới 9,5%, tuy nhiên, yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu khá cao.
Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Hai nhà băng bội thu từ Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Techcombank và VIB gây sốt với chiến lược "săn vé concert", thu hút hàng triệu khách hàng và huy động nghìn tỷ đồng từ các chương trình tặng vé hấp dẫn.
150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

150 cán bộ nhân viên HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”

Đây là lần thứ 24 Đoàn cơ sở HDBank phối hợp Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM tổ chức hoạt động ý nghĩa này dành cho cán bộ nhân viên HDBank khu vực TP. Hồ Chí Minh.
BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính”

BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất - Nhóm ngành tài chính”

Trong khuôn khổ Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được trao giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành tài chính”.
Lãi suất ngân hàng 19/11:  Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng 19/11: Lãi suất huy động tiếp tục tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/11 lãi suất huy động tăng mạnh, thị trường ngân hàng tiếp tục sôi động với loạt, vượt ngưỡng 6% tại nhiều kỳ hạn.
Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Lý giải vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam (NHNN) không mua vàng vì sợ bơm thêm tiền ra nền kinh tế, đồng thời tránh rủi ro biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định tài chính.
Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh giao thương cuối năm

Nhiều ngân hàng đang cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và giao thương trong mùa cao điểm cuối năm.
Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank)

Chiều ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – Mã: LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình.
Lãi suất ngân hàng 18/11: Đua nhau chạm mốc cao nhất 9,5%

Lãi suất ngân hàng 18/11: Đua nhau chạm mốc cao nhất 9,5%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 18/11 tiếp tục tăng mạnh, với một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất hấp dẫn, đạt đỉnh tới 9,5%/năm, thu hút thêm nguồn tiền gửi.
BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.