
Ùn ứ ở cửa khẩu với Trung Quốc: Giá mít ở Tiền Giang chỉ còn 2.000-3.000đ/kg
Theo các doanh nghiệp, thương lái, gần đây, giá trái cây sụt giảm là do một số cửa khẩu của Trung Quốc đóng cửa hoặc hạn chế phương tiện đưa trái cây xuất khẩu.
Mấy ngày gần đây, trái cây đưa đi xuất khẩu gặp khó khăn nên nhiều loại nông sản ở tỉnh Tiền Giang khó tiêu thụ, giá giảm mạnh.
Mít là loại trái cây bị rớt giá nặng nề nhất hiện nay tại tỉnh Tiền Giang. Tại huyện Cai Lậy nhà vườn bán mít giá trung bình từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng /kg, nhưng thương lái rất kén chọn. Các trái mít bị xơ đen, côn trùng làm hỏng vỏ...thương lái không thu mua. Các loại trái cây khác như khóm (dứa), mãng cầu Xiêm, Hồng Xiêm, xoài ...giá cũng giảm từ 10-15% so với tuần trước. Đối với trái thanh long ruột trắng hiện giảm còn trên dưới 8.000 đồng/kg; ruột đỏ khoảng 15.000 đồng/kg. Ở thời điểm mùa nghịch mà mức giá này, nhà vườn trồng cây thanh long không có lãi.

Ảnh minh họa
Tiền Giang là “thủ phủ” vườn cây ăn trái của cả nước với gần 80.000 ha, gồm 11 loại trái cây đặc sản. Việc đầu ra trái cây khó khăn đã ảnh hưởng đến thu nhập người dân. Theo các doanh nghiệp, thương lái, gần đây, giá trái cây sụt giảm là do một số cửa khẩu của Trung Quốc đóng cửa hoặc hạn chế phương tiện đưa trái cây xuất khẩu, gây ùn ứ, dội hàng.
Ông Nguyễn Trung Quý, Giám đốc Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang – đơn vị chuyên mua trái thanh long ruột đỏ xuất khẩu chia sẻ: “Hiện tại giá (trái thanh long ruột đỏ) mua ngoài đồng giá 15-16.000 đồng /kg. So với tuần trước giảm từ 2000 đồng đến 3.000 đồng/kg. Nguyên nhân do cửa khẩu bị ùn ứ, một số thương lái Trung Quốc rút đi bớt, chỉ cần một số kho của Việt Nam đóng gia công thôi, nên giá thị trường giảm. Hiện nay, đang tìm đầu ra, rất khó khăn. Nếu tính phân thuốc thì nhà vườn không có lãi”.
PV (t/h).
Cùng chuyên mục


Mất việc do cắt giảm đơn hàng: Nghiên cứu chính sách hỗ trợ lao động

Nền kinh tế Việt Nam được chèo lái thế nào trước các cơn sóng lớn

Tổng cục Thuế chỉ đạo đẩy nhanh hoàn thuế VAT cho người dân, doanh nghiệp

Dịch vụ du lịch kỳ vọng vươn xa so với thời điểm trước đại dịch

5 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào VN khoảng 10,86 tỷ USD
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế
-
TS. Vũ Tiến Lộc: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án đang là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp