
Bình Dương: Ban hành Chỉ thị tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản
UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, Sở Xây dựng phối hợp các ngành, cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ giao.
Theo nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và Công văn số 178/TTg-CN ngày 27/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ; tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả trách nhiệm của Tổ chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản tại Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày 13/02/2023.
Bên cạnh đó, phối hợp các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai có kết quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Trung ương, Đề án “Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; chủ trì xác định các khu vực ưu tiên đầu tư theo Chương trình – Kế hoạch phát triển nhà ở cho các giai đoạn, đảm bảo cân bằng cung – cầu đối với thị trường nhà ở, bất động sản; hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy hoạch theo thẩm quyền làm cơ sở thu hút đầu tư; tổng hợp số liệu báo cáo của các địa phương, rà soát các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản đang triển khai trên địa bàn tỉnh; đánh giá nguyên nhân, các vướng mắc pháp lý đối với từng dự án cụ thể đã được chấp thuận chủ trương nhưng chưa hoặc chậm triển khai, để chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Đối với những vướng mắc mang tính chất liên ngành, tổng hợp báo cáo Tổ chỉ đạo để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản, nhằm giải phóng nguồn lực đất đai, nguồn vốn đầu tư, giảm rủi ro nợ xấu tín dụng.
Đồng thời, tập trung lập quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đã được phê duyệt, trong đó, chú trọng kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại phù hợp với từng đối tượng có nhu cầu nhà ở; phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo, đài của tỉnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật, giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp có liên quan tích cực, chủ động tái cơ cấu lại phân khúc sản phẩm, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán… phù hợp, khả thi, thuận lợi cho khách hàng, người dân, nhất là những đối tượng có nhu cầu thật sự; tích cực, chủ động, tập trung nguồn lực phối hợp, triển khai thực hiện theo các quy định pháp luật và hướng dẫn của các sở, ngành, địa phương đối với dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc.
Quang Duy - Vân Nguyễn
- Điều gì khiến Việt Nam ngày một thu hút các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc?
- Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
- Sức huy động vốn ngân hàng tại Hà Nội đang tiếp tục tăng trưởng
- Cốc Cốc chính thức tham gia vào cuộc đua tích hợp trí tuệ nhân tạo
- Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng
Cùng chuyên mục


Bộ Xây dựng: Chi phí xây nhà ở xã hội cao nhất 8,8 triệu đồng/m2

Bộ Xây dựng sẽ trình loạt giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản

Khách ở thực: Đây là thời điểm nên để xuống tiền mua chung cư

Tháng 4/2023 có thêm gần 23.000 tài khoản chứng khoán mới mở

Đổi mới trong Nghị quyết 73 liên quan tới đấu giá đất được các địa phương đón nhận tích cực
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế