Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA giai đoạn 2022 – 2027 vào khoảng 85,4% số dòng thuế
- 453
- Nhịp cầu giao thương
- 10:05 05/07/2022
DNHN - Thuế suất ACFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại hàng hoá giữa ASEAN và Trung Quốc, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2022-2027 (ACFTA). Theo đó, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA giai đoạn 2022 – 2027 vào khoảng 85,4% số dòng thuế.
Nhằm tiếp tục triển khai cam kết cho giai đoạn từ năm 2022, tuân thủ Hiệp định hải quan ASEAN liên quan đến việc áp dụng Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) phiên bản 2022 của ASEAN và Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa phiên bản 2022 của Tổ chức Hải quan thế giới, Bộ Tài chính đã tiến hành chuyển đổi biểu thuế ACFTA từ AHTN 2017 sang AHTN 2022 để làm cơ sở ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam cho giai đoạn 2022-2027.
Do thay đổi Danh mục từ AHTN 2022 sang AHTN 2027, biểu thuế bao gồm 42 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng. Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Tài liệu hướng dẫn chuyển đổi HS trong Ủy ban thực thi Hiệp định ACFTA, đồng thời đảm bảo tính khả thi trong triển khai thực hiện.
Cụ thể, các nhóm hàng chính thực hiện tách dòng 10 số khi chuyển đổi Biểu thuế ACFTA theo AHTN 2022 là: Hàng thủy sản (nhóm 0307), hàng hóa khác (nhóm 1211), hàng thủy sản (nhóm 1604), thuốc trừ sâu (nhóm 3808), linh kiện, phụ tùng ô tô (nhóm 4011), sản phẩm từ sắt, thép (nhóm 7306), và máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (nhóm 8539).
Thuế suất ACFTA được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Thương mại hàng hoá giữa ASEAN và Trung Quốc, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Về tổng thể, Biểu thuế ACFTA theo AHTN 2022 giai đoạn 2023-2027 gồm 11.459 dòng thuế, trong đó gồm 11.376 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 83 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.
Về danh mục cam kết: Theo kết cấu mới của Biểu Nghị định ACFTA, số dòng thuế thuộc các danh mục cam kết theo AHTN 2022 đều tăng hơn so với AHTN 2017, tuy nhiên, xét về tỷ lệ của từng danh mục trên tổng biểu thuế thì hầu như không thay đổi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA giai đoạn 2022 – 2027 vào khoảng 85,4% số dòng thuế của Biểu thuế Nghị định.
Bộ Tài chính đề xuất biểu thuế áp dụng cho giai đoạn 2022-2027 để phù hợp với thời điểm hiệu lực của nghị định là từ ngày 1/12/2022; đồng bộ hóa với lộ trình rà soát sửa đổi hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới (danh mục HS) và danh mục Biểu thuế hài hoà ASEAN (AHTN) định kỳ 5 năm, đảm bảo tính ổn định và dễ theo dõi cho doanh nghiệp.
Trước đó, ngày 21/11/2015, Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Malaysia (ACFTA). Sau khi ký Nghị định thư sửa đổi ACFTA, các Nước thành viên tiếp tục đàm phán Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) và tiến hành chuyển đổi PSR sang Phiên bản HS 2017.
Bài liên quan
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Việt Nam chi 50 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu có quy mô kim ngạch lớn nhất cả nước. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhóm hàng trên đạt hơn 50,1 tỷ USD, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm đến 23,13 tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Gỗ dán từ Việt Nam sử dụng lõi nguyên liệu là ván bóc Trung Quốc sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế
Theo kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), nếu gỗ dán từ Việt Nam có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hết tháng 7, Việt Nam đã nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thép trong nước đã có những bước phát triển đáng kể, song vẫn bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Loạt khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Australia
Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện nhập khẩu vào Australia để tranh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
Hiện nay đã có các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ và thép, nhôm, kính xây dựng, ván gỗ lót sàn đã thành công trong việc áp dụng UKCA vào sản phẩm.
Sự thay đổi trong đầu tư của nhà đầu tư Singapore
Gần đây, trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các địa phương ở phía Nam, phía nhà đầu tư Singapore luôn đặt câu hỏi liên quan đến ưu đãi trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Triển lãm quốc tế METALEX Vietnam 2022 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10
“METALEX Vietnam 2022” Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về sản xuất và gia công cơ khí sẽ được tổ chức từ ngày 6 – 8/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q7, TP. Hồ Chí Minh
Mexico khởi xướng điều tra bán phá giá thép cán nguội của Việt Nam
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Kinh tế Mexico chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam từ ngày 28/7 trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.
Thống đốc Gunma (Nhật Bản) muốn thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với Đà Nẵng
Chiều 5/8, Thống đốc tỉnh Gunma (Nhật Bản) Yamamoto Ichita đã đến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng tiếp và làm việc với Đoàn.
Ngành cà phê xuất khẩu với mục tiêu thu về 4 tỷ USD có khả thi?
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đối mặt với khó khăn do chính sách "zero COVID" của Trung Quốc. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp.