Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm

17:05 01/07/2022

Giá tiêu dùng đang tăng mạnh tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nơi vốn đang chịu tác động của việc giá dầu tăng cao và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Nga xung đột Ukraine.

Chi phí thực phẩm cao hơn và giá dầu toàn cầu tăng cao đã thúc đẩy lạm phát của Indonesia. © Reuters

Chi phí thực phẩm và giá dầu toàn cầu tăng cao đã thúc đẩy lạm phát của Indonesia. Ảnh: Reuters.

Tỷ lệ lạm phát của Indonesia trong tháng 6 đã có bước nhảy vọt lớn nhất trong gần 5 năm khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tăng giá bán cho người tiêu dùng do chi phí nguyên vật liệu tăng cao. 

Tỷ lệ lạm phát Indonesia đã tăng 4,35% trong tháng 6, mức tăng lớn nhất trong năm kể từ tháng 6 năm 2017. Tỷ lệ lạm phát đã vượt dự báo của Ngân hàng Indonesia từ 2% đến 4% trong năm nay.

Margo Yuwono, người đứng đầu Cơ quan Thống kê của nước này, cho biết các nguyên nhân chính gây ra lạm phát trong tháng 6 là giá thực phẩm, đồ uống và thuốc lá đều tăng 8,26%. Ông cũng cho biết, vé máy bay của các hãng hàng không tăng mạnh do chi phí nhiên liệu ở mức quá cao.

Giá tiêu dùng đang tăng mạnh tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nơi vốn đang chịu tác động của giá dầu tăng cao và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Nga xung đột Ukraine. Cuộc chiến cũng đang ảnh hưởng đến giá dầu cọ, và mặc dù là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, Indonesia đang phải chịu tình trạng thiếu dầu ăn làm gia tăng lạm phát lương thực nói chung.

Josua Pardede, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Permata dự đoán lạm phát năm nay sẽ từ 4% đến 4,5%.

Thống đốc Ngân hàng Indonesia Perry Warjiyo vào giữa tháng 6 cho biết lạm phát năm nay dự kiến ​​sẽ vượt qua mục tiêu của ngân hàng. 

Ngân hàng trung ương đã giữ mức độ ổn định trong các chính sách quan trọng, nhưng nhiều nhà kinh tế kỳ vọng họ sẽ tăng lãi suất sớm nhất là trong quý thứ ba để kiềm chế lạm phát.

Cẩm Tú