TS.Trần Đình Thiên: Kinh tế Việt Nam ổn định rất cao
- Kinh doanh
- 08:25 16/05/2019
Có thể thấy, cho đến hết năm 2018 và chuyển sang 2019, kinh tế Việt Nam giữa một thế giới bất ổn và xu thế đi xuống thì rất lạ lùng là vẫn tăng trưởng tốt và ổn định rất cao.
PGS.TS.Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng.
Chia sẻ tại hội thảo Xu hướng mới và cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nửa cuối 2019 do Cafeland tổ chức sáng nay (15/5), PGS. TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho biết, tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay có rất nhiều biến động và khá đặc biệt.
Năm 2018, một năm tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm trở lại đây và cao nhất Đông Nam Á. Tình hình ổn định kinh tế, vĩ mô khá tốt. Những khởi động có tính chất báo động về thị trường bất động sản được giải quyết khá ổn thỏa, mặc dù có chững lại.
PGS.TS.Trần Đình Thiên cho biết, trong năm qua, có hai tin đặc biệt. FDI năm 2018 tăng cao, năm trước nữa cũng tăng cao. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây chúng ta ghi nhận điều đáng lưu tâm cho các nhà đầu tư Việt Nam là FDI tăng lên và lượng khách du lịch tăng 20 – 25% nên hai yếu tố này có ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
Khái quát lại tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua có thể thấy, cho đến hết năm 2018 và chuyển sang 2019, kinh tế Việt Nam giữa một thế giới bất ổn và xu thế đi xuống thì rất lạ lùng là vẫn tăng trưởng tốt và ổn định rất cao.
“Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến chi tiết này. Vì Việt Nam dường như không giống ai. Khi thế giới bất ổn xu thế tăng trưởng giảm thì Việt Nam có xu hướng ngược lại. Ở đây nó không có gì khác thường nhưng dường như có một đoạn lệch nhịp kinh tế của Việt Nam so với thế giới và cách điều hành vĩ mô không trùng với xu hướng toàn cầu”, PGS.TS.Trần Đình Thiên nói.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, ngay cả dự báo của thế giới 2 năm tới đây, theo dự báo tăng trưởng kinh tế của thế giới có thể giảm xuống và bất ổn vĩ mô có thể tăng lên.
Tuy nhiên, dự báo về Việt Nam cho thấy, tăng trưởng có thể giảm xuống nhưng vẫn là thành tích đáng nể so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Việt Nam vẫn có khả năng kiềm chế yếu tố bất ổn để ổn định vĩ mô.Vì thế, sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam đang rất nổi bật. 2 năm gần đây FDI vào Việt Nam tăng vọt, trong đó có dòng vốn từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng nhanh.
“Tuy nhiên, cải cách tiến lên còn chậm, doanh nghiệp còn yếu và tiềm chứa yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Đặc biệt, yếu tố từ bên ngoài như giá dầu thế giới, tỷ giá hối đoái, nợ. Hơn nữa, mặc dù kinh tế tốt lên nhưng lòng tin xã hội vẫn đang có vấn đề. Đây là điểm cần phải rất đáng lưu ý”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Theo nhận định của ông Trần Đình Thiên, năm 2019 tăng trưởng kinh tế vẫn tốt, kiểm soát vĩ mô nếu không có gì bất thường thì Việt Nam vẫn kiểm soát tốt về lạm phát.
Đối với thị trường bất động sản năm 2019, ông Thiên dự báo, năm nay du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt sẽ tác động tích cực tới thị trường bất động sản du lịch.
Thi trường bất động sản Việt Nam tại các đô thị lớn và các thị trường nghỉ dưỡng sẽ trở thành nơi được nhận được nhiều sự quan tâm. Đặc biệt, thời gian gần đây khi các nhà đầu tư Nhật đang chuyển từ công nghiệp sang mạnh hơn ở bất động sản du lịch.
Do đó, tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới vẫn nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. “Chúng ta có cơ sở để lạc quan nhưng cần phải thận trọng”, ông Thiên phát biểu.
Vạn Xuân
Tin liên quan
#kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Standard Chartered: Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 đạt 7,8%
Ngân hàng Standard Chartered dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đạt 7,8% so với mức 2,9% trong năm 2020, đây là cái nhìn lạc quan lớn về kinh tế Việt Nam so với các tổ chức nghiên cứu khác.

ASEAN Today: Những dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong năm 2020
Theo bài viết trên trang ASEAN Today, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng toàn cầu và khu vực do COVID-19 gây ra, thiên tai, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự thành công rõ rệt trong cuộc chiến vừa chống đại dịch và tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng: Phải đi lên bằng “đôi cánh” một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách và cơ chế phát triển
Theo người đứng đầu Chính phủ, trong thời gian tới, nền kinh tế phải đi lên với “đôi cánh”, một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách, cơ chế phát triển và đi liền với đó là công nghệ.

Kịch bản và triển vọng kinh tế năm 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo năm 2021 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng theo 2 kịch bản. Kịch bản 1 tăng trưởng đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 tăng trưởng đạt 6,46%.

Fitch Solutions dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng lên 8,6% trong năm 2021
Tổ chức nghiên cứu thị trường Fitch Solutions dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 8,6% trong năm nay, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ.

Kinh tế Việt Nam: Khép lại một thập kỷ đầy tự hào, chờ đợi sự bứt phá
Khép lại một thập kỷ đầy tự hào với hàng loạt thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, cũng như khép lại năm 2020 - một năm với vô vàn thách thức, khó khăn. Bước sang thập niên thứ 3, Việt Nam đã sẵn sàng trở thành ngôi sao sáng trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đọc thêm Kinh doanh
Ngành bán lẻ tăng trưởng ấn tượng
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng tốt và vững vàng. Năm 2021 được kỳ vọng sẽ tiếp tục là một năm “ăn nên làm ra” của ngành bán lẻ.
Đầu tư vào đâu khi cuộc sống sẽ trở lại như trước đại dịch?
Theo Bloomberg, các chuyên gia đưa khuyến nghị đầu tư vào những cổ phiếu như cơ sở hạ tầng, công nghệ nền tảng và lĩnh vực lưu trữ năng lượng.
Sôi động thị trường lan đột biến "ảo hay thật"?
Thời gian qua nhiều thương vụ giao dịch lan đột biến được công bố trên các diễn đàn người chơi hoa với giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả chục tỉ đồng.
Lãi suất tiết kiệm trên thị trường đang có dấu hiệu tăng trở lại tại một số ngân hàng tư nhân
Sau nhiều tháng sụt giảm liên tiếp, lãi suất tiết kiệm trên thị trường đang có dấu hiệu tăng trở lại tại một số ngân hàng tư nhân lớn.
Xuất khẩu thép bứt phá mạnh ngay đầu năm
Trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu sắt thép ghi nhận mức tăng 71,9% so với cùng kỳ năm 2020 đây là mức tăng chưa từng có trong nghành thép.
Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan sẽ làm bức tranh ngành mía đường Việt Nam trở nên tươi sáng?
Mới đây, Tổng Cục hải quan ban hành văn bản số 993 gửi Cục hải quan các tỉnh và thành phố trong cả nước, hướng dẫn áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan.
Đề xuất triển khai gói hỗ trợ tín dụng 25.000-27.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hàng không
Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Chính phủ kiến nghị triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, từng bước mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Đây là lần kiến nghị thứ ba từ khi dịch Covid -19 bùng phát...
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp thép, cơ khí vượt khó trước COVID-19?
Từ đầu năm đến nay, nhiều công trình, dự án dừng lại hoặc giãn tiến độ vì lo ngại dịch COVID-19 khiến thị trường thép, cơ khí ảm đạm, nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, giao dịch bán hàng ít.
Giá dầu thế giới tăng mạnh sau khi OPEC+ tuyên bố duy trì mức hạn chế sản lượng
Trong cuộc họp chính sách sản lượng diễn ra ở Vienna, Áo, liên minh được biết đến với tên gọi OPEC+ nhất trí "duy trì mức sản lượng của tháng 3 trong tháng 4" - trang MarketWatch cho hay.
Xây dựng tín nhiệm tiêu chuẩn website thương mại điện tử
Xây dựng các chương trình, chính sách, giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là một trong những giải pháp của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)