Trung Quốc đặt tham vọng vượt Mỹ, trở thành cường quốc dược phẩm số một thế giới

15:40 23/12/2021

Trải qua hai thập kỷ, Trung Quốc - quốc gia vốn nổi tiếng với thuốc Đông y đã khám phá các loại thuốc mới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của dược phẩm sinh học, đặt mục tiêu vượt qua Mỹ trên trường quốc tế.

Cuối những năm 1990, Samantha Du, nhà nghiên cứu cho "gã khổng lồ" dược phẩm Pfizer của Mỹ nhận ra sự khác biệt giữa hai thị trường khi các sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc tập trung vào di truyền học và thuốc cổ truyền. Du chia sẻ: "Trung Quốc cần các công ty dược phẩm địa phương và công nghệ sinh học toàn cầu như ở châu Âu và Hoa Kỳ. Các loại thuốc mới ở Trung Quốc mất đến 7 năm mới được chấp thuận, lâu hơn rất nhiều so với Mỹ hoặc châu Âu".

Trải qua hai thập kỷ, Du thành lập Zai Lab năm 2014, một trong những công ty phát triển nhanh chóng nhờ phương pháp điều trị ung thu và bệnh miễn dịch tiên dịch, thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư toàn cầu. Giờ đây một quốc gia vốn nổi tiếng với thuốc đông y đã khám phá các loại thuốc mới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của dược phẩm sinh học. Trung Quốc ngày nay đặt mục tiêu vượt qua Mỹ trên trường quốc tế.  

Vắc xin mRNA là trọng tâm sản xuất mới của Trung Quốc
Vắc xin mRNA là trọng tâm sản xuất mới của Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) 

Vắc xin mRNA của Trung Quốc 

Trong suốt thời kỳ đại dịch, Trung Quốc là nguồn cung ứng vắc xin bất hoạt lớn. Ngược lại, thuốc do phương Tây sản xuất là Pfizer và Moderna dưới dạng RNA giúp hệ miễn dịch nhận diện chống lại vi rút. Hangwen Li, Giám đốc điều hành của Stemirna Therepeutics đã dự đoán hai năm trước rằng thị trường công nghệ mRNA sẽ bùng nổ. 

Fosun Pharma, một trong những nhà sản xuất thuốc lớn nhất ở Trung Quốc hợp tác với BioNTech của Đức đồng phát triển vắc xin mRNA với Pfizer nhằm thúc đẩy quá trình thương mại hóa tại thị trường tỉ dân. Bên cạnh đó, một số "ông lớn" nội địa như Sinopharm và CanSino hiện cũng tham gia vào cuộc đua. Trên thực tế, các mũi tiêm mRNA sẽ suy yếu miễn dịch theo thời gian, mở ra cơ hội lớn cho người chơi mới. Tiến sĩ Abigail Coplin, trợ lý Giáo sư về Xã hội học và Khoa học, Công nghệ và Xã hội tại Đại học Vassar cho biết: "Trung Quốc là nhà sản xuất API chính trên toàn cầu, sở hữu năng lực sản xuất sinh học và có xu hướng mở rộng quy mô". Chính năng lực này đã giúp đất nước trở thành nhà xuất khẩu vắc xin Covid-19 lớn nhất, báo hiệu thay đổi cơ cấu nguồn cung dược phẩm toàn cầu. 

Hành trình vươn tới đỉnh cao

Một số công ty Trung Quốc cho hay nguyên liệu thô để sản xuất ra vắc xin mRNA chủ yếu đến từ nguồn trong nước. Thuốc sinh học đã trở thành ưu tiên của chính phủ sau khi đất nước đối mặt với tình trạng dân số già cũng như gánh nặng y tế ngày càng tăng. Dược phẩm sinh học là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt nằm trong chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025". Nhà nghiên cứu từ Value Partners chỉ ra: "Chính phủ Trung Quốc khá khôn ngoan khi giảm biên lợi nhuận đồng thời nâng cao giới hạn nghiên cứu để cạnh tranh toàn cầu".  

Các công ty Trung Quốc ngày càng phát triển và đầu tư vào nghiên cứu
Các công ty dược phẩm Trung Quốc ngày càng phát triển và đầu tư vào nghiên cứu. (Ảnh: GBI, McKinsey) 

Năm 2021, cơ quan quản lý Trung Quốc cấp phép cho 74 loại thuốc và trong năm 2020, con số này lên tới 119 loại. Quan trọng hơn, 62% trong số này các sản phẩm mới ra mắt từ năm 2020, nhấn mạnh sự sẵn sàng của Trung Quốc trong áp dụng các liệu pháp đổi mới với tốc độ nhanh hơn. Động thái giúp cải thiện khả năng chi trả và tiếp cận với dược phẩm mới, rút ngắn khoảng cách quay vòng dòng vốn.  

Yếu tố thứ hai đằng sau sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong ngành dược phẩm là thành công do các nhà nghiên cứu ở nước ngoài hồi hương. Giám đốc điều hành của Yunshi, ông Ning Li từng có thời gian làm việc tại FDA Hoa Kỳ và Sanofi của Pháp chia sẻ: "Các nhà khoa học nghiên cứu là tài sản quý giá nhất". Thành công thứ ba đến từ đầu tư cho lĩnh vực dược phẩm đạt kỷ lục 2 tỷ đô la năm 2021. Theo nghiên cứu của Deloitte, có 93 thương vụ M&A liên quan đến R & D trong ngành khoa học đời sống vào năm 2020, trị giá tổng cộng 14,1 tỷ đô.  Con số này tăng từ 76 thương vụ trị giá 13,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Innovent Biologics chủ yếu huy động tiền từ các công ty quốc tế, bao gồm Temasek của Singapore và Capital Group Private Markets có trụ sở tại Hoa Kỳ, trước khi IPO vào năm 2018.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến các quốc gia khác phải dè chừng. Robert Atkinson, người sáng lập kiêm Chủ tịch của Quỹ Đổi mới và Công nghệ Thông tin, một tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ, cho biết hệ thống bằng sáng chế của Trung Quốc "được thiết kế để cho phép các công ty nước này truy cập thông tin bằng sáng chế từ các công ty đa quốc gia". Nhiều doanh nghiệp ngần ngại trả đũa vì sợ ảnh hưởng đến sự hiện diện trên thị trường khổng lồ Trung Quốc. Mặc dù thị trường này ngày càng tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực nhưng sự dè chừng của các đối thủ có thể trở thành lực cản vươn tới vị thế đứng đầu toàn cầu như nước này mong muốn. 

TL