Trung Quốc có thể phải "gồng gánh" thêm nợ khi các lệnh phong tỏa ảnh hưởng đến nền kinh tế

17:05 13/05/2022

Trung Quốc có thể phải gánh thêm khoản nợ khi nước này cố gắng tiếp tục tăng trưởng trong khi vẫn phải đối mặt với các đợt phong tỏa vốn đang làm suy yếu nền kinh tế trong nước.

Các đợt đóng cửa của Covid đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và gã khổng lồ châu Á có thể phải phát hành thêm nợ để tiếp tục đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình.

Các đợt phong tỏa đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và nước này có thể phải gánh thêm khoản nợ để tiếp tục đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình.

Rủi ro đi kèm với những nỗ lực hỗ trợ kích thích nền kinh tế

Trong những tuần gần đây, nước này đã phát đi tín hiệu rằng họ vẫn muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 13/5 đã đưa tin chi tiết về cuộc họp Bộ Chính trị, trong đó các quan chức hứa sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước trong năm nay. Sự hỗ trợ đó sẽ bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, miễn và giảm thuế, các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng và các biện pháp cứu trợ khác cho các công ty.

Đó là vì các ngân hàng đầu tư nước ngoài dự đoán tăng trưởng sẽ giảm đáng kể dưới con số 5,5% , với hoạt động sản xuất sụt giảm trong tháng Tư.

Theo các chuyên gia theo dõi thị trường, điều đó có nghĩa là Trung Quốc có khả năng gánh thêm nợ khi cố gắng đạt được các mục tiêu tăng trưởng của mình.

″Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 5,5%, Trung Quốc có thể vay nợ trong tương lai và gánh thêm nhiều khoản nợ”, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc của ANZ Research - Betty Wang và chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc, Zhaopeng Xing cho biết.

Andrew Tilton, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Goldman Sachs, nói với CNBC vào tuần trước rằng Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Theo quan điểm của Bắc Kinh, việc tăng chi tiêu tài khóa cũng như nới lỏng các hạn chế nợ sẽ được mong muốn hơn là nới lỏng tiền tệ.

Tuy nhiên, một cản trở đối với nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng của chính phủ là các hạn chế liên quan đến Covid đang được áp đặt ở khắp mọi nơi, Tilton nói.

Ông nói: “Có rất nhiều hạn chế trên khắp đất nước, thậm chí trong một số trường hợp có những nơi không có bất kỳ trường hợp nhiễm Covid nào. Vì vậy, một trong những trở ngại đối với chiến dịch cơ sở hạ tầng là giữ cho các hạn chế của Covid chỉ nhắm mục tiêu vào các khu vực mà cần thiết nhất".

Một lựa chọn cho chính phủ là phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương, Tilton nói.

Đó là những trái phiếu được phát hành bởi các đơn vị do chính quyền địa phương và khu vực đầu tư công. 

Trong thị trường bất động sản, chính phủ cũng đã khuyến khích các nhà cho vay hỗ trợ các nhà phát triển, Tilton cho biết.

Việc vay nợ nhiều hơn để thúc đẩy tăng trưởng sẽ là một bước lùi đối với Bắc Kinh, quốc gia vốn đang cố gắng cắt giảm nợ trước khi đại dịch bắt đầu. Trước đó, chính phủ đã nhắm mục tiêu mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản bằng cách thực hiện chính sách “ba lằn ranh đỏ”. Theo đó, các nhà đầu tư bất động sản buộc phải gửi báo cáo tình hình tài chính chi tiết đến các cơ quan quản lý của chính phủ Trung Quốc.

Các cơ quan có thẩm quyền đánh giá tình hình tài chính của những nhà phát triển dựa trên ba tiêu chí, được gọi là "3 lằn ranh đỏ":

- Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản(không đính kèm các khoản trả trước) dưới 70%.

- Tỷ lệ thanh toán ròng không đạt tới 100%.

- Tỷ lệ tiền mặt/nợ ngắn hạn lớn hơn 1.

Nếu các nhà phát triển không đáp ứng được một trong ba lằn ranh đỏ, các cơ quan quản lý sẽ tiến hành đưa ra giới hạn về tỷ lệ nợ có thể.

Tuy nhiên, điều đó đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ vào cuối năm ngoái khi Evergrande và các nhà phát triển khác bắt đầu vỡ nợ.

GDP khó có thể đạt được mục tiêu ban đầu

Chủ tịch Trung Quốc  Tập Cận Bình tuần trước đã kêu gọi dốc “toàn lực” để xây dựng cơ sở hạ tầng , trong khi nước này đang vật lộn để giữ cho nền kinh tế ổn định kể từ khi đợt bùng phát Covid gần đây nhất của nước này bắt đầu vào khoảng hai tháng trước.

Các hạn chế đã được áp dụng tại hai thành phố lớn nhất của họ là Bắc Kinh và Thượng Hải, với hàng triệu người phải bị cách ly tại nhà và các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa.

Các hạn chế nằm trong chính sách zero-Covid của Trung Quốc đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệpGần 60% doanh nghiệp châu Âu tại nước này cho biết họ đang cắt giảm dự báo doanh thu năm 2022 do các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, theo một cuộc khảo sát vào cuối tháng trước của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc thông tin.

Trong số các doanh nghiệp Trung Quốc, các cuộc khảo sát hàng tháng được công bố trong tuần trước cho thấy tâm lý giữa các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong tháng 4 giảm xuống mức thấp nhất kể từ lần đầu bùng phát dịch vào tháng 2/2020.

Chính sách zero-Covid và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của đất nước đã làm dấy lên dự đoán từ các ngân hàng đầu tư và các nhà phân tích khác rằng tăng trưởng của nước này sẽ giảm đáng kể và xuống dưới mục tiêu 5,5% trong năm nay. Dự báo dao động từ hơn 3% đến khoảng 4,5%.

Giám đốc đầu tư Stephane Monier của Ngân hàng tư nhân Thụy Sĩ Lombard Odier cho biết: “Với tác động của đợt bùng phát dịch Covid đối với tiêu dùng và sản lượng công nghiệp trong nửa đầu năm 2022, chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 đạt gần 4,3%, với giả định nền kinh tế có thể bắt đầu phục hồi trước tháng 6 và sau đó đi lên dần”. 

Ông viết trong một ghi chú mới đây rằng: “Nếu nền kinh tế tiếp tục hứng chịu những cú sốc từ việc đóng cửa liên tiếp đối với các khu vực thành thị trọng điểm, điều này kéo theo đà tăng trưởng của cả năm chắc chắn sẽ giảm xuống dưới 4%.

Bảo Bảo