Trung Quốc có 1,4 tỷ dân, tại sao các nhà máy vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động?

14:34 06/09/2021

Đại dịch đã để lại tác động khôn lường ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, thị trường và ngành công nghiệp của Trung Quốc. Nước này bắt đầu liên tục đưa ra nhiều chính sách có lợi cho thị trường kinh tế trong năm nay, nhằm nhanh chóng phục hồi toàn ngành công nghiệp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy rằng sự phát triển của các ngành kinh tế ở nhiều cường quốc kinh tế về cơ bản được hỗ trợ bởi công nghiệp thứ cấp, ví dụ như một số cường quốc kinh tế tư bản ở phương Tây đã phát triển các ngành công nghiệp và sản xuất với quy mô lớn. Công nghiệp và chế tạo là hai mũi nhọn rất quan trọng nhưng Trung Quốc đang phải đối mặt với một số vấn đề trong các lĩnh vực công nghiệp này.

Trung Quốc có 1,4 tỷ dân, tại sao các nhà máy vẫn rơi vào tình trạng thiếu lao động?

Công nghiệp sản xuất là mô hình công nghiệp chính phát triển kinh tế trong một quốc gia và Trung Quốc không phải ngoại lệ. Đối với các điều kiện thị trường hiện có, cả ngành công nghiệp Internet đang phát triển nhanh và ngành tài chính luôn thay đổi không thể đóng vai trò là ngành công nghiệp hỗ trợ chính cho việc nâng cao trình độ phát triển kinh tế. Ngược lại, ngành sản xuất truyền thống là chìa khóa duy nhất.

Nói một cách tương đối, ngành sản xuất của Trung Quốc có nhiều lợi thế so với các cường quốc kinh tế tư bản phương Tây khác. Một trong những lợi thế đáng kể nhất là tỷ lệ phân chia nhân khẩu học. Trong điều kiện dân số đông 1,4 tỷ người, muốn phát triển nhanh ngành công nghiệp chế tạo trong tương lai, hỗ trợ chính cho phát triển kinh tế là mục tiêu khả thi. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trên thị trường hiện nay, 70% các ngành sản xuất Trung Quốc hiện “thiếu hụt lao động”. Vấn đề này gây ra tình trạng chảy máu chất xám nghiêm trọng và bỏ việc ở hầu hết các nhà máy.

“Xếp hạng 100 công việc đang thiếu nhân lực nhất” trong quý 2 năm 2021 của Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ ra hơn một nửa số việc làm có mặt trong danh sách liên quan đến ngành công nghiệp sản xuất. Đặc biệt, những công việc như thợ hàn điện, máy tiện yêu cầu kỹ thuật cao hơn lâu nay luôn trong tình trạng không đủ nhân sự.

Xét tình hình của tỉnh Giang Tô, gần một nửa số công ty sản xuất trong tỉnh báo cáo thiếu người và khó tuyển dụng lao động. Không chỉ đối với các nhà máy vừa mà nhỏ mà doanh nghiệp lớn như Foxconn cũng rơi vào cảnh tương tự. Nhiều thông tin cho biết, Foxconn đã tăng tiền thưởng việc làm lên 10,200 tệ nhưng tuyển dụng vẫn rất khó khăn. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số trong nước lần thứ bảy, dân số Trung Quốc hiện nay đã vượt quá 1,4 tỷ người nhưng xét cơ cấu tuổi tham gia xây dựng xã hội chỉ có khoảng 800 triệu người.

Tại sao nhà máy không tuyển được nhân công?

Về lý do của tình trạng này, trên thực tế, Jack Ma, gã khổng lồ Internet, đã từng bày tỏ quan điểm của riêng mình. Theo quan điểm của ông, có hai lý do khiến hầu hết các ngành sản xuất hiện nay không tìm được người, một là do công nhân hiện nay trong ngành sản xuất không được trả lương cao, hai là do những người trẻ hiện nay cảm thấy rằng công việc trong nhà máy rất tẻ nhạt và không thỏa mãn nhu cầu.

Có lẽ, Jack Ma đã đúng. Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, năm 2019, mức lương hàng năm của nhân viên ngành sản xuất là 70.494 Nhân dân tệ. Như vậy, lương tháng sẽ rơi vào khoảng hơn 5000 tệ, trừ đi thuế thu nhập cá nhân số tiền còn thấp hơn nữa. Đây là mức lương đủ để đáp ứng nhu cầu tồn tại cơ bản nhất nhưng tiêu dùng thì chưa đủ. Chưa kể đến những khoản đầu tư lâu dài như mua nhà, mua xe, hôn nhân,... Vì vậy, một trong những nguyên nhân chính khiến việc tuyển dụng lao động ở các nhà máy gặp khó khăn là do lương công nhân quá thấp.

Thứ hai, giới trẻ ngày nay đa phần là thế hệ sinh sau năm 90, tiếp xúc cuộc sống vật chất đầy đủ và nền giáo dục tiên tiến. Chẳng hạn, một số nhà máy không đủ tiện nghi sinh hoạt khó thu hút lao động cùng với tiền lương thấp dẫn đến chẳng ai muốn đi làm công nhân.

Ngoài ra nguyên nhân thứ ba phụ thuộc vào khâu tuyển dụng trung gian. Tại hầu hết các nhà máy ngành sản xuất, số lượng vị trí cần người làm lớn, tính di động cao nên nhân sự quản lý khó có thể chạy theo thực tế mà giao cho các công ty công gian. Lấy ngành bất động sản làm ví dụ, hoa hồng của một số đại lý về cơ bản có thể chiếm đến 5 điểm phần trăm trong tổng số doanh nghiệp. Hay nếu một bên trung gian hoàn thành giao dịch bất động sản với hạn ngạch 1 triệu, họ sẽ có thể nhận được 50.000 tệ hoa hồng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra đối với các công ty trung gian lao động.

Nhiều bên trung gian chiêu trò thu hút số người tìm việc tại địa phương đến các nhà máy làm việc. Sau đó sẽ tìm đủ loại lý do “ăn hai mang”: một là “bòn vét” tiền của người lao động như bảo hiểm, khám sức khỏe,... hai là thu hoa hồng từ nhà máy theo đầu người. Những năm gần đây, nhiều nhà máy không chi trả số tiền này mà cuối cùng chính người tìm việc phải trả cho trung gian. Hầu hết họ đều là dân tỉnh lẻ, nộp trước số tiền lớn để có việc làm, thậm chí không còn tiền mua vé về quê. Những người này buộc phải “sống chung với lũ” và tiếp tục làm tại nhà máy. Sở dĩ Trung Quốc phát triển như ngày hôm nay là nhờ đông dân, lao động giá rẻ. Nhưng lượng lớn lao động nhập cư ít nhiều vẫn bị các bên trung gian bắt bớ cũng như nhiều vấn đề xã hội, dẫn đến tình trạng tiến thoái lưỡng nam trong tuyển dụng.

TL