Thứ sáu 09/05/2025 16:48
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

TP Hồ Chí Minh sẽ có hơn 445 km metro để mở rộng không gian phát triển

21/03/2025 08:51
Với Nghị quyết 188 của Quốc hội, với các nhóm cơ chế rất đặc biệt để TP Hà Nội và TP HCM đầu tư, phát triển đột phá hệ thống metro, là cơ hội lịch sử để đến năm 2035 TP HCM có hơn 445km metro.
Tổng Bí thư Tô Lâm trải nghiệm tàu Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và trò chuyện với người dân. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm trải nghiệm tàu Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và trò chuyện với người dân. Nguồn ảnh: TTXVN

Ngày 20/3, Tập đoàn Vingroup đã có văn bản gửi lãnh đạo TP HCM về phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ. Theo tính toán sơ bộ của tư vấn cho thấy dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 102.370 tỉ đồng (4,09 tỉ USD).

Cùng ngày, Văn phòng Chính phủ Văn phòng có thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu TP HCM khẩn trương nghiên cứu triển khai các dự án đường sắt đô thị đi Cần Giờ, TP HCM đi sân bay Long Thành và các thủ tục đầu tư và yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ nội dung này trong tháng 3/2025, trình Quốc hội tháng 4/2025, không để chậm trễ hơn.

TP HCM đang bắt đầu tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đột phá, mà trọng tâm là phát triển hệ thống đường sắt đô thị tốc độ cao (metro).

Đột phá về hạ tầng đô thị

Tại buổi làm việc với Thành ủy TP HCM ngày 17/8/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm kỳ vọng TP HCM cần được định hình tương lai là TP toàn cầu, phát triển thông minh, hiện đại, năng động, hội nhập; tăng trưởng xanh, bao trùm và bền vững; xã hội gắn kết, rộng mở, văn minh, kết tinh các giá trị tiên tiến của châu Á và thế giới.

Tổng Bí thư yêu cầu TP cần khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước; tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Tổng Bí thư yêu cầu TP phải tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.

Nghị quyết 24 về định hướng phát triển Đông Nam Bộ và Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển TP HCM đã xác định “TP HCM là cửa ngõ giao tiếp với các khu vực trên thế giới, đầu tàu, trung tâm có năng lực cạnh tranh với các khu vực trên thế giới”.

Định hướng này đặt cho TP HCM một vị trí rất quan trọng không chỉ của vùng Đông Nam Bộ, vùng TP HCM mà còn của cả nước. Nhưng để TP HCM phát triển phải mở rộng không gian, bằng cách phải đầu tư đột phá về kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng không gian để phát triển.

TP HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để phát triển đường sắt đô thị (metro).
TP HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để phát triển đường sắt đô thị. Nguồn ảnh TNO

Về điều kiện khách quan, TP HCM đang đứng trước cơ hội lịch sử để phát triển đường sắt đô thị (metro). Tháng 2/2025, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 188 với các nhóm cơ chế rất đặc biệt để TP Hà Nội và TP HCM đầu tư, phát triển đột phá hệ thống metro, là cơ hội lịch sử để TP HCM sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn thiện 7 tuyến bao gồm cả metro số 2 với tổng chiều dài 355km trong 10 năm, từ nay đến năm 2035. Đó chỉ là hệ thống metro trong nội thành.

Quyết liệt nói và làm, UBND TP HCM vừa có tờ trình gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP xem xét, thông qua trình Thành ủy ban hành quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM.

Táo bạo hơn, quyết liệt hơn, ngày 4/1, tại TP HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Thủ tướng đã đề nghị Tập đoàn Vingruop tham gia xây dựng tuyến metro Sài Gòn - Cần Giờ, nơi có đô thị lấn biển Cần Gờ, có siêu cảng Cần Giờ. Nếu tuyến metro này hình thành, không gian TP HCM sẽ thực sự rộng mở về hướng biển.

Năm 2028 sẽ có tuyến metro TP HCM - Cần Giờ

Thủ tướng kêu gọi, Vingroup sẵn sàng. Ngày 20/3, Tập đoàn Vingroup đã có văn bản gửi lãnh đạo TP HCM về phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP với huyện Cần Giờ.

Theo tính toán sơ bộ của tư vấn cho thấy dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 102.370 tỉ đồng (4,09 tỉ USD). Trong đó, chi phí giải tỏa mặt bằng khoảng 8.664,7 tỉ đồng, chi phí xây lắp 37.537 tỉ, chi phí thiết bị 25.777 tỉ đồng; thuế, dự phòng 10%, chi phí quản lý dự án, tư vấn... Theo đề xuất, dự án có quy mô đường đôi, khổ 1.435mm/đường, đi trên cao với chiều dài 48,5km, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250km/h. Về năng lực chuyên chở hành khách, tàu có thể chở 30.000 - 40.000 người hướng/giờ.

Dự án dự kiến được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) - loại hợp đồng BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh). Tập đoàn Vingroup sẽ thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành.

Dự kiến công trình sẽ khởi công xây dựng từ năm 2026, vận hành thử, bàn giao dự án vào năm 2028.

Nếu năm 2028, tuyến metro TP HCM - Cần Giờ hình thành, không gian phát triển TP HCM khác hẳn với những tiềm năng to lớn lộ ra.

Xây dựng mạng lưới metro hoàn chỉnh

Cũng tại buổi công bố quy hoạch nêu trên, lãnh đạo TP HCM cho biết, sẽ đầu tư đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với sân bay Long Thành), TP HCM - Cần Thơ, 7 tuyến đường sắt đô thị, tuyến đường sắt hiện đại bắt đầu từ Quận 12 đến các ga Trảng Bàng, Mộc Bài và Xa Mát (Tây Ninh), với tổng chiều dài 139km.

TP HCM mới đưa vào vận hành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã có hiệu ứng rất tốt về giao thông. Trước mắt TP sẽ triển khai tuyến metro số 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương dài hơn 11 km ngay trong năm nay bằng ngân sách thay vì vốn ODA như kế hoạch.

Liên kết vùng để cùng nhau phát triển, để vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam bộ phát huy hết tiềm năng, UBND tỉnh Bình Dương cũng vừa thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, nối Metro số 1 TP HCM ở ga Suối Tiên đến TP Thủ Dầu Một.

 Ảnh minh họa dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870ha, tổng vốn đầu tư 282.000 tỷ đồng.
Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ quy mô 2.870ha, tổng vốn đầu tư 282.000 tỷ đồng. Ảnh phối cảnh

Ngày 20/3, Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu TP HCM khẩn trương nghiên cứu triển khai các dự án đường sắt đô thị đi Cần Giờ, TP HCM đi sân bay Long Thành và các thủ tục đầu tư và yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ nội dung này trong tháng 3/2025, trình Quốc hội tháng 4/2025, không để chậm trễ hơn.

Cùng đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất Thủ tướng thống nhất chủ trương giao UBND TP HCM là cơ quan chủ quản đầu tư dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, để sớm hoàn thiện phương án kết nối giữa hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành.

Như vậy, có thể thấy đề xuất của Vingroup được Chính phủ ủng hộ hoàn toàn, cùng với đó là khởi động tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải đã lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, được nghiên cứu với tốc độ 120km/h, chi phí đầu tư hơn 3,4 tỉ USD.

Theo đó, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được nghiên cứu với điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM), điểm cuối tại sân bay Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Đây là tuyến đường sắt kết nối trung tâm TP HCM với sân bay Long Thành với tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435mm, tải trọng trục 16 tấn/trục, điện khí hóa. Tốc độ thiết kế trên chính tuyến là 120km/h, trong hầm là 90km/h. Tốc độ khai thác tối đa trên chính tuyến là 110km/h, trong hầm là 80km/h. Năng lực chuyên chở từ 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ. Chiều dài chính tuyến là 41,83km, chiều dài đường dẫn depot là 4,4km, bao gồm: 40,67km đi trên cao (cầu cạn, cầu vượt sông), 15,13km đi ngầm, 0,43km đi trên nền đất.

Nếu đúng kế hoạch, đến năm 2035, nếu tính cả 7 tuyến metro nội thành và cả tuyến TP HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP HCM sẽ có hơn 445km metro, kết nối hoàn hảo cả không gian phát triển cho TP HCM.

TP HCM sẽ như một đại công trình trong những năm tới, để trở thành TP đầu tàu vững chãi của cả nước, hướng đến TP toàn cầu, để cùng cả nước, dẫn dắt cả nước bước kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin bài khác
Gia tốc đầu tư tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội: Phân rõ trách nhiệm của Bắc Ninh

Gia tốc đầu tư tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội: Phân rõ trách nhiệm của Bắc Ninh

Về việc đầu tư tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Hà Nội và Bắc Ninh chủ động lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khâu kỹ thuật, đơn giá, định mức để tránh lãng phí, thất thoát.
Hội thảo khoa học “70 năm xây dựng và phát triển Hải Phòng- Thành tựu và khát vọng vươn mình

Hội thảo khoa học “70 năm xây dựng và phát triển Hải Phòng- Thành tựu và khát vọng vươn mình

Sáng 9/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "70 năm xây dựng và phát triển Hải Phòng - Thành tựu và khát vọng vươn mình".
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đại tá Vũ Văn Đấu, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị, vừa kiểm tra tiến độ xây 1.143 căn nhà cho hộ nghèo 2 huyện Hướng Hóa, Đakrông. Hiện đã hoàn thiện 360 căn, dự kiến hoàn tất toàn bộ trong tháng 6/2025.
Lào Cai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Lào Cai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Hưởng ứng tinh thần dân chủ và trách nhiệm cùng cả nước, tỉnh Lào Cai đang triển khai sâu rộng đợt lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hơn 193.737 tỷ đồng thực hiện chương trình phát triển đô thị Thành phố Nha Trang

Hơn 193.737 tỷ đồng thực hiện chương trình phát triển đô thị Thành phố Nha Trang

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thành phố Nha Trang đến năm 2040. Đây là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, từng bước hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn còn thiếu, hướng tới xây dựng đô thị Nha Trang hiện đại, thông minh.
Thái Bình: Phát hiện, xử lý hơn 1.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại 4 tháng đầu 2025

Thái Bình: Phát hiện, xử lý hơn 1.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại 4 tháng đầu 2025

Trong 4 tháng đầu năm, Thái Bình xử lý 1.063 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, thu ngân sách hơn 12,6 tỷ đồng và cơ quan quản lý tiếp tục siết chặt kiểm tra.
Bình Dương chủ động, quyết liệt triển khai các dự án trọng điểm hạ tầng giao thông

Bình Dương chủ động, quyết liệt triển khai các dự án trọng điểm hạ tầng giao thông

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đánh giá cao nỗ lực của các cấp trong thời gian qua, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ chiến lược mới là phát triển mạnh mẽ hạ tầng hiện đại, công nghiệp thế hệ mới, đô thị đáng sống, tạo nền tảng cho trung tâm mở rộng của TP.Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa: Phát động phong trào bình dân học vụ số

Thanh Hóa: Phát động phong trào bình dân học vụ số

Sáng 8/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số”. Lễ phát động được kết nối trực tuyến đến 1.018 điểm cầu thuộc các sở, ngành cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, với gần 52.000 cán bộ, công chức và người dân tham dự.
Sơn La: Đẩy nhanh các dự án trọng điểm ở Mường La

Sơn La: Đẩy nhanh các dự án trọng điểm ở Mường La

Ngày 7/5, ông Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, đã kiểm tra thực tế tiến độ triển khai một số công trình, dự án quan trọng trên địa bàn huyện Mường La, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
4 tháng đầu năm 2025, TP. Hồ Chí Minh thu 444.885 tỷ đồng từ bán lẻ và dịch vụ

4 tháng đầu năm 2025, TP. Hồ Chí Minh thu 444.885 tỷ đồng từ bán lẻ và dịch vụ

4 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt tới 444.885 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.
Bình Dương: Điểm đến của dòng vốn FDI chất lượng, hướng tới tăng trưởng xanh

Bình Dương: Điểm đến của dòng vốn FDI chất lượng, hướng tới tăng trưởng xanh

Bình Dương đang tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ tăng về số lượng, các dự án đầu tư vào tỉnh ngày càng có chất lượng cao hơn, thông minh và bền vững hơn.
Quảng Trị: TP. Đông Hà đẩy mạnh chỉnh trang đô thị trung tâm, huyện Triệu Phong đầu tư đồng bộ hạ tầng

Quảng Trị: TP. Đông Hà đẩy mạnh chỉnh trang đô thị trung tâm, huyện Triệu Phong đầu tư đồng bộ hạ tầng

Quảng Trị hiện tập trung chỉnh trang khu trung tâm, cải thiện hạ tầng đô thị TP Đông Hà. Đồng thời, tại Huyện Triệu Phong, đầu tư đồng bộ giao thông, thủy lợi, điện và quy hoạch đô thị cũng tạo bước chuyển mới cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Trị chấp thuận dự án nhà máy xử lý chất thải công nghiệp 406 tỉ đồng tại Hải Lăng

Quảng Trị chấp thuận dự án nhà máy xử lý chất thải công nghiệp 406 tỉ đồng tại Hải Lăng

Tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt dự án xử lý chất thải công nghiệp tại Hải Lăng do Công ty GFC đầu tư, công suất 1.000 tấn/ngày, tổng vốn hơn 406 tỉ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Thanh Hóa: Tìm giải pháp “hạ nhiệt” tình trạng khan hiếm và tăng giá vật liệu xây dựng

Thanh Hóa: Tìm giải pháp “hạ nhiệt” tình trạng khan hiếm và tăng giá vật liệu xây dựng

Từ đầu năm 2025 đến nay, thị trường một số loại vật liệu xây dựng (VLXD) tại Thanh Hoá như cát xây dựng, đất san lấp, đá dăm … trở nên khan hiếm. Tình trạng này đã đẩy giá VLXD tăng cao phi mã, gây ảnh hưởng đến tiến độ nhiều công trình xây dựng tại Thanh Hóa.
Quảng Trị: Chuẩn bị xây băng chuyền than xuyên biên giới Lào – Việt dài 6,3 km

Quảng Trị: Chuẩn bị xây băng chuyền than xuyên biên giới Lào – Việt dài 6,3 km

Quảng Trị đẩy mạnh hợp tác với Lào trong vận chuyển than từ mỏ Kaleum qua cửa khẩu La Lay, dự kiến xây băng chuyền dài 6,3 km, kết nối đến cảng Mỹ Thủy, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho khu vực phía tây tỉnh.