TP.HCM: I-Star 2021 chính thức được phát động
- Khởi nghiệp
- 17:07 02/04/2021
DNHN - Từ ngày 01/04/2021, I-Star 2021 chính thức được phát động, đây là Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh. Giải thưởng thường niên này do UBND TP.HCM chủ trì và có 08 Sở, ngành (Sở Khoa học và Công nghệ - Trưởng ban, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Sở Công thương, Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao , Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính) phối hợp tổ chức.
Giải thưởng I-Star 2021 được thành lập chính là sự kỳ vọng của Ban tổ chức để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Thành phố và trong cộng đồng. 2021 là năm thứ tư giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM (I-Star) được tổ chức, do UBND TP.HCM chủ trì.

Tính đến hết ngày 31/08/2020, Ban tổ chức sẽ xem xét và lựa chọn 10 hồ sơ/nhóm đối tượng có lượt bình chọn cao nhất vào vòng Chung kết. Và kết quả này được lấy cơ sở từ kết quả bình chọn của cộng đồng. Dự kiến, lễ công bố kết quả và trao giải thưởng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2021 (WHISE 2021).
Qua ba năm tổ chức (2018-2020), Giải thưởng đã thu hút được 749 hồ sơ của bốn nhóm tham gia và 33 hồ sơ đã được trao giải. Năm 2020, không chỉ đạt số lượng gấp đôi năm đầu tiên, chất lượng các bài dự thi Giải thưởng I-Star ngày càng được khẳng định về hiệu quả ứng dụng, được cộng đồng đánh giá cao với 303 bài dự thi. Ban tổ chức đã chọn 40 bài thi vào vòng chung kết.
Sẽ có 12 giải thưởng trong cuộc thi năm nay, trong đó mỗi nhóm đối tượng được chọn trao 3 giải đồng hạng. Mỗi giải bao gồm: giấy công nhận, cúp lưu niệm của Ban Tổ chức và tiền thưởng trị giá 50 triệu đồng.
Cụ thể, có 4 nhóm đối tượng tham gia giải thưởng này bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Với nhóm thứ hai là các giải pháp đổi mới sáng tạo với cách thức mới, có tính sáng tạo được áp dụng nhằm giải quyết những vấn đề của cộng đồng. Nhóm thứ ba là các tác phẩm báo chí truyền thông về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, có tác động tích cực đến cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Và nhóm thứ tư là các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có đóng góp tích cực cho cộng đồng như các tổ chức ươm tạo, tổ chức hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, các chuyên gia tư vấn...có đóng góp tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Toàn bộ bài thi sẽ được đăng tải công khai và cập nhật liên tục trên website chính thức của Giải thưởng, giúp cho việc lan tỏa và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội thuận tiện hơn, tạo thêm sức hấp dẫn và không khí vận động ủng hộ cho các bài tham dự lọt vào vòng chung khảo./.
TTTT Phía Nam
Tin liên quan
Đọc thêm Khởi nghiệp
Gojek và Tokopedia đang yêu cầu các nhà đầu tư của họ chấp thuận việc sáp nhập
Theo trang tin Nikkei mới đây đưa, Gojek và Tokopedia, hai trong số các công ty công nghệ lớn nhất Indonesia, đã viết thư cho các nhà đầu tư của họ yêu cầu chấp thuận sáp nhập.
Định giá start up ở Hoa Kỳ tăng vọt, các SPAC bắt đầu lấn sân sang nước ngoài
Theo nghiên cứu của S&P Global Market Intelligence, kể từ đầu năm 2020, chỉ có khoảng 80 vụ sáp nhập ngược hoàn thành và hiện nay có khoảng 150 SPAC tìm kiếm công ty khởi nghiệp công nghệ nhằm mục đích mua lại.
Gupshup trở thành công ty khởi nghiệp thứ 10 trong năm 2021 đạt trạng thái kỳ lân
Công ty khởi nghiệp nhắn tin hội thoại, Gupshup, là startup thứ 10 gia nhập câu lạc bộ kỳ lân (chỉ những startup được định giá trên 1 tỷ USD) trong năm 2021, sau khi huy động được 100 triệu đô la tài trợ từ Tiger Global Management, nâng mức định giá của họ gấp 10 lần lên 1,4 tỷ đô la.
Start up fintech định giá 13,4 tỷ đô la đưa những người sáng lập bước lên hàng ngũ tỷ phú
Công ty khởi nghiệp fintech ở San Francisco, Plaid đã gây sốt trong làng startup công nghệ hồi tháng 1 năm ngoái sau thương vụ bán lại cho Visa. Giờ đây, sau một năm với mức định giá thêm 13 tỷ đô la nhờ vòng tài trợ mới, start up này đã thành công nâng tầm các nhà điều hành công ty là Zach Perret và William Hockey.
Rời ngành luật để khởi nghiệp ngành công nghệ, các nữ sáng lập startup tìm thấy sự hấp dẫn nơi Thung lũng Silicon
Hiện nay nhiều nữ luật sư có quyết định táo bạo khi nghỉ việc ngành pháp lý và dấn thân vào con đường lập nghiệp không kém phần gập ghềnh.
Startup chế biến thịt lợn từ mít tham gia ngành công nghiệp thịt trị giá hàng tỷ đô la của châu Á
Khi nhu cầu tiêu thụ thịt và xu hướng ngành công nghiệp thực phẩm bền vững được biết đến rộng rãi, các nhà sản xuất và người tiêu dùng đang tìm kiếm các nguồn khác nhau để giải quyết nguồn cung protein.
Ngân hàng Hà Lan đầu tư 50 triệu USD vào công ty cho vay tài chính Bangladesh
Ngân hàng phát triển Hà Lan FMO đã phê duyệt khoản đầu tư 50 triệu đô la vào tổ chức cho vay tài chính vi mô BRAC có trụ sở tại Bangladesh.
OpenStore, startup mới ở Miami được thành lập bởi nhà điều hành Paypal, Keith Rabois và doanh nhân Jack Abraham
Keith Rabois và Jack Abraham đang xây dựng một nhóm phát triển cho một dự án khởi nghiệp mới ở thành phố Miami.
Startup Neo-Banking StashFin tăng 40 triệu đô la trong vòng mở rộng Series B
Neo Bank là loại hình ngân hàng không thành lập bất cứ chi nhánh, văn phòng vật lý nào. Thay vào đó, Neo Bank cung cấp tất cả các dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số như điện thoại thông minh hoặc giao diện web.
Công ty tuyển dụng lớn nhất của Nhật Bản dẫn đầu khoản đầu tư 22,5 triệu USD vào công ty khởi nghiệp nhân sự Singapore
Glints, một công ty khởi nghiệp chuyên về tuyển dụng trực tuyến có trụ sở tại Singapore, hôm nay (6/4) đã cho biết họ đã huy động được 22,5 triệu đô la từ một nhóm các nhà đầu tư do công ty nhân sự Persol Holdings có trụ sở tại Tokyo dẫn đầu.