Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD
- 142
- Kinh doanh
- 13:05 29/03/2022
Theo số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/03/2022, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt trên 8,9 tỷ USD, bằng 87,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong quý đầu năm, có 322 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 37,6% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt trên 3,21 tỷ USD (giảm 55,5% so với cùng kỳ).
Thực tế, việc vốn đầu tư đăng ký mới 3 tháng đầu năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ là dễ hiểu. 3 tháng đầu năm ngoái, có nhiều dự án quy mô vốn lớn trên 100 triệu USD được cấp chứng nhận đăng ký đầu tư.
Riêng các dự án này đã chiếm tới 75,3% tổng vốn đăng ký mới của 3 tháng năm 2021, đặc biệt trong đó có dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II có vốn đầu tư trên 3,1 tỷ USD và dự án nhiệt điện Ô Môn II có vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD.
Năm nay, mới chỉ có một dự án tỷ USD duy nhất được cấp chứng nhận đầu tư. Đó là dự án 1,32 tỷ USD của Công ty TNHH LEGO Manufaturing Việt Nam (Đan Mạch), với mục tiêu sản xuất đồ chơi và thực hiện quyền xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ hàng hóa tại Bình Dương.
Chính dự án tỷ USD này đã góp phần quan trọng đưa tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng qua lên 8,9 tỷ USD.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong quý I/2022, còn có 228 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 41,6% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,06 tỷ USD (tăng 93,3% so với cùng kỳ).
Cùng với đó, có 734 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (bằng 100% so với cùng kỳ), với tổng giá trị vốn góp đạt trên 1,63 tỷ USD (tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ). Trong khi đó, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ và tăng 0,6 điểm phần trăm so với 2 tháng đầu năm 2022, theo báo Đầu tư.
Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, việc mở cửa du lịch từ ngày 15/3, cùng với chính sách miễn thị thực cho một số quốc gia; xu hướng dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư châu Âu do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine cũng sẽ tác động tới thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong quý I/2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 5,3 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Theo đối tác đầu tư, Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,29 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 50,1% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 1,61 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư, tăng 35,6% so với cùng kỳ.
Đặc biệt với dự án LEGO có quy mô lớn, tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch vượt lên đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần gần 1,32 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư.
Theo TCDN
Bài liên quan
#vốn đầu tư

Cần tạo cơ chế đột phá để huy động vốn cho hạ tầng đường bộ
Trong giai đoạn 2021-2025 nhu cầu vốn khoảng 390.000 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn đầu tư công (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) và vốn ngoài ngân sách.

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước tháng 11 tăng 14,7%
Trong tháng 11, các bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 11 ước đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so tháng 10.

Bức tranh về thị trường vốn đầu tư cho các start up Việt Nam trong bối cảnh Covid-19
Giống như mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, startup Việt Nam dường như cũng đang phải gánh chịu những tác động nặng nề từ dịch Covid-19. Tuy vậy, đây lại là một cơ hội có một không hai cho cả các quỹ nội địa để họ có thể có một vai trò chủ đạo, chủ chốt trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Những tác động của chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang phải đối diện với hoạt động chuyển giá diễn ra ngày càng phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc chống chuyển giá là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các ngành chức năng từ Trung ương tới địa phương cần quyết liệt hơn nữa, nhằm bảo đảm môi trường đầu tư bình đẳng, bền vững ở nước ta hiện nay.

10 start-up Việt được đầu tư khủng trong năm 2019
Năm 2019 tiếp tục chứng kiến làn sóng đầu tư vào các start-up Việt, với những số tiền nhiều triệu USD được công bố. Danh sách 10 start-up dưới đây được thống kê dựa trên những thông tin đầu tư công khai.

Thanh Hóa: Thu hút hơn 13,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Sau một thời gian tực hiện các chính sachs kêu gọi thu hút đầu tư, lũy kế đến thời điểm hiện tại, Khu Kinh tế (KKT) Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thanh Hóa thu hút được 671 dự án, trong đó có 605 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 169.333 tỷ đồng và 66 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 13,5 tỷ USD.
Đọc thêm Kinh doanh
Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thời gian vừa qua, thị trường vốn và thị trường tiền tệ có sự phát triển nhanh về quy mô và tính thanh khoản, huy động được nguồn lực tài chính lớn cho Chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương…Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đã và đang bộc lộ và phát sinh những vấn đề bức xúc, như tình trạng thao túng giá cổ phiếu, gian lận hồ sơ, công bố thông tin không chính xác, sử dụng vốn không đúng mục đích theo phương án phát hành,...
Ứng xử với cú sốc lớn
Lần đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ, đồng Euro của châu Âu (EU) trải qua một "cú sốc lớn" khi tỷ giá giảm xuống gần ngang bằng đồng USD. Nếu đồng EURO tiếp tục giảm, thì giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có thể sẽ đắt đỏ hơn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác ở thị trường trọng điểm này.
Vĩnh Phúc: Tổng cục QLTT kiểm tra, khảo sát thị trường hàng hóa tại huyện Vĩnh Tường
Thông qua kiểm tra, khảo sát Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT đề nghị lực lượng QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất các biện pháp bình ổn thị trường cung cầu, giá cả hàng hoá dịp tết Trung thu, đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.
Gần 4.200 tỷ đồng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
Dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có tổng chiều dài 88km; trong đó tuyến đi qua tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 60,30km. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ,đã khái toán tổng kinh phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh là 4.197 tỷ đồng.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT phải bổ sung giấy phép kinh doanh
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về việc bổ sung giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.
Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
Theo Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới. Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.
Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng nóng từ 39- 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại.
5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
7 tháng đầu năm 2022, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
VEC điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng. Theo đó, VEC hủy bỏ quy định bắt buộc tài xế phải duy trì số dư tài khoản bằng 50% mức phí của chặng dài nhất.
THACO đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị đến năm 2026
Thaco đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị trong 5 năm tới, đến năm 2026 mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD. TPHCM được chọn làm điểm đến đầu tiên của Emart tại Việt Nam để chinh phục mục tiêu đưa Emart trở thành đại siêu thị hàng đầu Việt Nam.