Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch

20:00 08/08/2022

Hồ Chủ tịch, người sáng lập Đảng ta, người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, người sáng lập các lực lượng vũ trang của nhân dân ta, người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đã không còn nữa!. Nhưng, thành quả cách mạng của người gắn liền với sự nghiệp của Đảng ta, của giai cấp công nhân và dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục được bảo vệ, xây dựng và phát triển…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch không ai khác - ngày nay, chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vô cùng quyết liệt trong công cuộc “Bảo vệ, vận dụng và phát triển lý luận của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận, thực tiễn, kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực”. Kết quả, tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng ngày 21/01/2021 với nội dung “Tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và nhìn lại 35 năm đổi mới”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII đã tự hào phát biểu: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta…”.

Nhìn về quá khứ để trân trọng hiện tại, hướng tới tương lai

Nhắc đến Đảng ta, chúng ta không thể nào không nhắc đến Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta. Bởi, sự nghiệp của Đảng ta, của giai cấp công nhân và dân tộc ta đã gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Người.

Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta và bạn bè quốc tế đều đánh giá Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là người chiến sĩ cộng sản vĩ đại. Là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và truyền bá vào Việt Nam, người đã kết hợp một cách đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam để rồi sáng lập ra Đảng ta. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập năm 1945.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập năm 1945.

Gần 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tham gia hàng loạt các phong trào yêu nước ở nhiều quốc gia, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình - Người đã không ngừng đấu tranh không mệt mõi cho mục tiêu: “Vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới”. Cách mạng Tháng Tám thành công, đập tan bộ máy thực dân và triều đình phong kiến, thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Sau năm 1945, chúng ta phải đối diện với muôn vàn khó khăn, điển hình như “nạn đói và nạn mù chữ” nhưng cuối cùng chúng ta cũng giải quyết ổn thỏa, vượt qua tất cả để rồi tiến tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giành thắng lợi, giúp chúng ta giải phóng hoàn toàn miền Bắc, mở đường cho một nửa nước ta tiến lên chủ nghĩa hội. Tiếp nối cuộc cách mạng chống Mỹ cứu nước đã làm rung chuyển thế giới và tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước.

Những thắng lợi vĩ đại đó đã làm thay đổi bộ mặt đất nước. Từ một nước thuộc địa, từng bị xóa tên trên bản đồ thế giới, Việt Nam ngày nay đã trở thành đất nước anh hùng, lừng lẫy khắp năm châu, được bạn bè quốc tế mến phục. Để có được những thắng lợi đó, trước hết chúng ta phải nhớ đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng do Đảng lãnh đạo nên sinh thời Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến công tác vận động, giáo dục và lãnh đạo quần chúng, trong đó vai trò của cán bộ, đảng viên rất quan trọng. Trong tác phẩm: “Sửa đổi lối làm việc” năm 1947, Người viết: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, phải tự phê bình, phải tự sữa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khỏe mạnh vô cùng”.

Bởi, không phải ngẫu nhiên trong tác phẩm quan trọng này, Người đặt tên cho phần thứ nhất là “phê bình và sửa chữa”. Trong đó, Người phân tích như sau: Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho các đồng chí mình sa vào lỗi lầm, đến nỗi hỏng việc, thế thì có khác nào thấy đồng chí mình ốm mà không chữa cho họ. Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sữa chữa khuyết điểm đó. Như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.

Là người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gánh trọng trách vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thành quả sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Uy tín của đồng chí Nguyễn Phú Trọng thể hiện ở chỗ được Đảng ta tín nhiệm, quần chúng nhân dân kính yêu và bạn bè quốc tế mến phục với vai trò to lớn trong công cuộc “kế thừa, chỉnh đốn, xây dựng và phát triển” sự nghiệp cách mạng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Còn nhớ, tại Phiên họp thứ 12 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng diễn ra vào sáng ngày 31/07/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa cháy trước, rồi cả cái lò nóng lên, tất cả các cơ quan cùng vào cuộc, có ai đứng ngoài được đâu. Và không thể đứng ngoài. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”. Tiếp đó, tại Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII bế mạc sáng ngày 11/10/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu: “Từ nay bất cứ ai vi phạm kỷ luật đều bị xử lý nghiêm”. 

Câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Sự thật, qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát hiện hàng loạt cán bộ vi phạm. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Cách mạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, cái cũ phá đi là cái lỗi thời, lạc hậu, hư hỏng, xấu xa, và cái mới xác lập là cái mới tiến bộ”. Nhân dân ta và bạn bè quốc tế đều xem công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay chính là cuộc “cách mạng” được thể hiện qua công cuộc “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những sự kiện về việc hàng loạt các cán bộ từ Trung ương đến địa phương (Trong đó có cả những nhân vật vô cùng to lớn là Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Trung ương Đảng; các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội và công an…) cũng bị khởi tố, bắt giam và đưa ra xét xử chính là Đảng ta đang quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng: “Xóa bỏ cái hư hỏng xấu xa để thiết lập cái mới tiến bộ”.

Ngay nay, mỗi khi nhắc đến Vinalines, thì người ta không thể quên được nhân vật Dương Chí Dũng, kẻ được xem là “trùm sò” trong việc làm cho Vinalines nợ tới hàng ngàn tỷ đồng. Và nhắc đến việc thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam thì phải nhắc đến Trịnh Xuân Thanh. Sở dĩ, chúng ta cần nói đến hai vụ án này, vì đây là hai vụ án tiêu biểu có thể xem là khởi điểm cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta những ngày đầu đã gặp phải không ít khó khăn. Thời điểm ấy, các thế lực thù địch lợi dụng cơ hội này thông qua các trang mạng không hợp pháp để tuyên truyền, bịa bặt, xuyên tạc sự thật về tính tốt đẹp của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Các thế lực phản động, thù địch phao tin rằng: “việc đưa sai phạm ra xét xử một số cán bộ cấp thấp cốt để mị nhân dân, chứ cán bộ cấp cao đều có “kim bài” miễn tử không bao giờ bị xử lý”. Thế nhưng, khi sự việc ở Vinalines và ở Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam tiếp tục được mở rộng, nhiều nhân vật cán bộ cấp cao bị bắt (Trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị) thì các thế lực phản động lại tiếp tục sử dụng các trang mạng không hợp pháp để đăng tải thông tin sai sự thật như “đây chỉ là việc đấu tranh triệt hạ phe nhóm”. Không dừng lại ở đó, các thế lực này còn tạo ra hàng loạt các tài khoản ảo để bình luận sự việc theo chiều hướng xấu mà chúng vẽ ra, nhằm mục đích chia rẽ niềm tin của nhân dân với Đảng ta.

Thế nhưng, các thế lực thù địch đã sai lầm, mọi hành động của chúng mãi mãi không thể nào chia rẽ được lòng tin của nhân dân với Đảng. Trải qua bao nhiêu biến cố thăm trầm của lịch sử, lòng tin của Nhân dân ta đối với Đảng ta là “bất diệt” mà không một thế lực nào có thể chia rẽ được. Chẳng thế mà Hồ Chủ tịch từng khẳng định: “Đảng với dân như cá với nước”. Trong các bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước”. Nhìn thẳng vào sự thật, Tổng Bí thư cũng nói rằng: “Cần thẳng thắn thừa nhận, trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa làm tròn trách nhiệm…làm giảm sút lòng tin của Nhân dân vào bộ máy của Đảng, Nhà nước, làm mất uy tín, tổn hại danh dự của Đảng, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của Đảng”.

Ngày 16/9/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW; “trong đó, gắn công tác phòng, chống tham nhũng đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” như một thông điệp mạnh mẽ của Đảng ta đưa ra để đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch, cũng như ngày càng củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Đưa Quy định vào thực tiễn, ngày 20/12/2021, tại Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo: “Chú ý theo tinh thần không chỉ chống tham nhũng mà chống cả tiêu cực, đặc biệt là suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; kiên quyết đấu tranh, phản bác các hoạt động tuyên truyền chống Đảng, chống chế độ”. 

Ảnh minh họa

Kết quả: ngày 20/01/2022, tại Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, năm 2021 các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 3.725 vụ/7.066 bị can (tăng 1.186 vụ/2.652 bị can so với năm 2020) về tội tham nhũng chức vụ, kinh tế; trong đó, án tham nhũng, chức vụ đã khởi tố là 390 vụ/1.011 bị can. Năm 2021, đã thi hành kỷ luật đối với 223 tổ chức đảng và 20.257 đảng viên, trong đó có 618 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020)…

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi thì từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 21 vụ án/179 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/74 bị cáo; khởi tố mới 10 vụ án/40 bị can, khởi tố thêm 103 bị can trong 20 vụ án. Cùng với đó, đã thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong toả tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản trên 15.000 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị lớn…

Năm 2022, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương là tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 16 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 40 vụ việc; truy tố 20 vụ án; xét xử sơ thẩm 22 vụ án, xét xử phúc thẩm 1 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo xử lý vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á với các đơn vị liên quan đến lĩnh vực y tế xảy ra tại nhiều tỉnh/ thành trong cả nước… 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Những số liệu nêu trên là “bằng chứng sống” khiến cho nhân dân ta ngày càng có lòng tin tuyệt đối hơn với Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng qua thông điệp “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói. Và thực tế, những cán bộ vi phạm đều bị xử lý mà không phân biệt chức vụ cao hay thấp; Việc xử lý không chỉ dừng lại ở một đơn vị mà được xử lý ở nhiều đơn vị, nhiều bộ/ ngành; nhiều tỉnh/thành trong khắp cả nước “không hề giới hạn số lượng xử lý cán bộ vi phạm, vì ai vi phạm đều sẽ bị xử lý”. Kết quả này đã khiến cho các thế lực thù địch buộc phải hỗ thẹn không còn giám dựng chuyện, bịa đặt, xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta như trước đây nữa. Vì chúng biết rằng, dẫu cho chúng có bịa đặt, xuyên tạc thêm nữa thì cũng chẳng hề có tác dụng gì mà ngược lại càng làm cho quần chúng nhân dân thêm tin tưởng và yêu Đảng nhiều hơn.

Để đạt được những kết quả nêu trên, trước hết chúng ta phải kể đến công lao to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người được quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế mến phục gọi là “Người đốt lò vĩ đại” hay “Tổng tư lệnh của Đảng”. Sở dĩ nói như vậy bởi vì, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Đảng ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế nhận xét là người có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là người tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại nên đã thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng là “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong đời sống, có nhiều người kể lại rằng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán trong công việc nhưng lại khiêm tốn, kính trọng với bạn bè; lễ phép với thầy cô giáo cũ và gần gủi với quần chúng nhân dân. Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có lối sống tiếp kiệm, giản dị như chuyện: “Sử dụng xe ô tô đi lại đời rất cũ hay căn phòng làm việc đơn sơ, mộc mạc với những vết tường vôi bị bong tróc mà chưa được trát lại” như chúng ta đã biết…

Nhìn vào đời sống của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta như có cảm giác phảng phất thấy được hình ảnh của Hồ Chủ tịch trong đó. Vì vậy, ngoài công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về lý luận như đã nêu trên, nhân dân ta cũng đang hồ hởi, tiếp tục chờ xem kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế...vv…của Đảng ta trong thời gian sắp tới. Đó cũng là kỳ vọng của nhân dân với Đảng, cũng là kỳ vọng của nhân dân đặt lên đôi vai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch….

Nguyễn Xuân Hoàng