Thương mại Trung Quốc tăng gấp 9 lần sau 20 năm gia nhập WTO
- 25
- Hội nhập
- 10:13 08/11/2021
DNHN - Xuyên suốt 20 năm kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng ngoại thương lên gấp 9 lần, vượt lên trước Hoa Kỳ để trở thành người chơi hàng đầu trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cải tổ các doanh nghiệp nhà nước vẫn là điểm nghẽn cố hữu mà đất nước tỉ dân chưa đạt được.

Nhờ nguồn nhân công giá rẻ, Trung Quốc đã tăng cường xuất khẩu đều đặn với tư cách "công xưởng của thế giới" kể từ khi gia nhập WTO vào tháng 12 năm 2001. Ngoài ra, nước này cũng tăng cường nhập khẩu bằng cách giảm thuế quan. Theo số liệu từ Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, xuất khẩu Trung Quốc tăng 870% và nhập khẩu tăng 740% từ năm 2001 đến năm 2020. Tổng giá trị thương mại tăng 810%, nhanh hơn nhiều so với mức tăng 180% của thương mại toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, điểm trừ của quốc gia này nằm ở các vấn đề gây tranh cãi như trợ cấp trong nước, phân biệt đối xử giữa công ty nước ngoài với doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn, có khả năng trở thành trở ngại khi Trung Quốc theo đuổi tham vọng toàn cầu thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố về tiến độ tự do hóa thương mại của đất nước trong bài phát biểu hôm thứ Năm tại Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc ở Thượng Hải: "Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập. Thuế suất tổng thể đã được cắt giảm từ 15,3% xuống còn 7,4%, thấp hơn mức cam kết gia nhập 9,8%". Ngay sau khi gia nhập WTO, các ngành công sử dụng nhiều lao động, chẳng hạn như quần áo, đã chiếm phần lớn các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường vận chuyển các mặt hàng công nghệ cao, chẳng hạn như máy tính cá nhân và điện thoại thông minh.
Trung Quốc hiện chiếm 13% thương mại toàn cầu, tăng 4% so với năm 2001, vượt qua Mỹ vào năm 2013. Nước này hiện là đối tác thương mại hàng đầu của nhiều quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản. Trong khi Hoa Kỳ vẫn miễn cưỡng tham gia các hiệp định thương mại tự do ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã tích cực theo đuổi tư cách thành viên trong các thỏa thuận. Tháng 9, Bắc Kinh đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, cụ thể, hiệp định đòi hỏi mức độ tự do hóa thị trường cao hơn nhiều so với RCEP. Bằng cách định vị đất nước trong các hiệp định thương mại, Trung Quốc dường như muốn chiếm vị thế cạnh tranh "trên cơ" so với Mỹ. Tất nhiên, đất nước tỉ dân vẫn chưa qua "kiểm duyệt" của phần đông các quốc gia cùng tổ chức. Cộng động quốc tế đã đặt vấn đề về việc Trung Quốc đối xử đặc biệt với các doanh nghiệp nhà nước, vốn bị cấm theo khuôn khổ CPTPP vì gây bất lợi cho thương mại tự do.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen đã bác bỏ những lời chỉ trích nhằm vào các doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn: "Các DNNN là các thực thể thị trường độc lập với khả năng tự quản lý và tự cung cấp tài chính. Họ tham gia vào thị trường cạnh tranh bình đẳng, không có chính sách ưu đãi nào kèm theo". Một số chuyên gia ở Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh có thể giành được tư cách thành viên với cải cách tối thiểu tại các công ty nói trên bằng cách sử dụng các miễn trừ của CPTPP được cấp trên cơ sở an ninh quốc gia.
Yêu cầu miễn trừ của Trung Quốc trong các tổ chức thương mại thế giới đã từng có tiền lệ. Mặc dù đây là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng nước này vẫn tiếp tục được hưởng vị thế quốc gia đang phát triển trong WTO. Đối với tham vọng mở cửa thị trường, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những rào cản khác, chẳng hạn như đối xử đặc biệt với các công ty trong nước trong việc kiểm soát dữ liệu và mua sắm của chính phủ. Trong đợt rà soát chính sách thương mại của Trung Quốc của WTO được tiến hành vào tháng trước, các quốc gia thành viên đã đưa ra hơn 2.500 phản đối đối với các hoạt động của Trung Quốc, tăng 16% so với đợt xem xét trước đó vào năm 2018, cho thấy mối quan ngại ngày càng tăng.
TL
Bài liên quan
#rcep

RCEP – Con đường mở ra cơ hội hợp tác kinh tế toàn cầu hậu đại dịch
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đi vào hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022 được kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội mới, sân chơi mới cho khu vực tiếp cận và hội nhập sâu rộng hơn với thị trường thế giới hậu đại dịch.

RCEP có phải cơ hội cho Trung Quốc "vượt mặt" Mỹ?
Các chuyên gia thương mại cho biết Trung Quốc đang dẫn đầu trong công cuộc mở rộng thương mại toàn cầu, nhất là trong bối cảnh hiệp định thương mại lớn nhất thế giới tiến đến có hiệu lực ngày 1/1, bỏ lại Hoa Kỳ phía sau với chiến lược bảo hộ cố hữu.
Đọc thêm Hội nhập
Sản lượng toàn cầu của các hãng ô tô Nhật Bản giảm trong bối cảnh bị gián đoạn sản xuất
6 trong số 8 công ty ghi nhận sự sụt giảm trong tháng Năm. Chỉ có Nissan Motor và Suzuki Motor báo cáo tăng trưởng, điều này đồng thời cũng phản ánh kết quả đặc biệt yếu của họ trong năm 2021.
Mẫu xe điện giá rẻ của Trung Quốc sụt giảm doanh thu sau khi tăng giá bán
Chiếc xe đã không còn được mua với giá 28.800 Nhân dân tệ. Giá tối thiểu đã được tăng hơn 10% vào tháng 3 lên 32.800 Nhân dân tệ.
Fujifilm đầu tư 1,6 tỷ USD vào lĩnh vực dược phẩm sinh học
Fujifilm dự định thúc đẩy hợp đồng sản xuất dược phẩm sinh học cho các công ty khởi nghiệp và các công ty dược phẩm lớn nhằm phát triển các phương pháp điều trị cho bệnh ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh khác.
Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
Sự tích tụ hàng tồn kho này có thể bắt nguồn từ các yếu tố như khó vận chuyển sản phẩm do gián đoạn chuỗi cung ứng và một số công ty cố tình dự trữ trong trường hợp họ gặp phải tình trạng thiếu hàng.
Các doanh nghiệp Trung Quốc từ dịch vụ đến sản xuất báo cáo sự suy giảm trong quý thứ hai
Đấy cũng là những nhận xét của China Beige Book có trụ sở tại Hoa Kỳ, tuyên bố đã thực hiện hơn 4.300 cuộc phỏng vấn ở Trung Quốc vào cuối tháng 4 và tháng kết thúc vào ngày 15 tháng 6.
Bukalapak của Indonesia dự kiến mức thua lỗ sẽ lớn hơn trong năm 2022
Trong ba tháng đầu năm nay, Bukalapak đã lỗ 372 tỷ rupiah. Doanh thu trong quý đầu tiên là 788 tỷ rupiah, công ty cho biết là đạt 28% kế hoạch cả năm.
Tencent muốn trở thành công ty sở hữu công nghệ dùng cho ô tô điện của Trung Quốc
Gã khổng lồ internet Trung Quốc Tencent muốn bán công nghệ mà công ty cho biết sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô nước ngoài muốn bán ô tô trên thị trường xe điện khổng lồ của Trung Quốc.
Xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc
Các chuyên gia thương mại quốc tế cho biết, các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc, vốn đang ngăn chặn sản xuất và hậu cần, đã khiến cho việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi quốc gia này đang tăng tốc trong thập kỷ qua.
GlobalWafers xây dựng nhà máy trị giá 5 tỷ đô la Mỹ
Công ty Đài Loan cho biết, nhà máy ở Texas sẽ là địa điểm sản xuất vật liệu tấm wafer 300 mm lớn nhất cả nước khi bắt đầu sản xuất vào năm 2025.
Hàn Quốc nỗ lực để độc lập về nguyên liệu sản xuất chip quan trọng
Hiện không có lý do gì để Seoul ngừng cố gắng chuyển sang sản xuất trong nước. “Từ góc độ an ninh kinh tế, nguồn cung cấp nguyên liệu ngay trong nước là một điều cần thiết”, một chuyên gia cho biết.