
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài
Sau Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 5 tháng đầu năm 2021 hôm 11/6, ngày 14/6, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức hội nghị tương tự với các địa phương để "Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài" sau 5 tháng đầu năm.
Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chủ trì với sự tham gia của đại diện một số lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.709 tỷ đồng. Trong đó, vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương là 34.913 tỷ đồng và vốn cho các địa phương vay lại là 28.796 tỷ đồng.
Theo số liệu của đơn vị này, tình hình thực hiện kế hoạch vốn 2021 tại các địa phương tính đến 31/5 mới chỉ đạt 1.100 tỷ đồng và bằng 1,73% dự toán.
Trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương là 616 tỷ đồng (bằng 1,77% kế hoạch) và vốn cho các địa phương vay lại là 484,4 tỷ đồng (bằng 1,68% kế hoạch)
Cụ thể, cả nước mới có 15/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 3% và 37/63 địa phương tỷ lệ giải ngân ở mức là 0%.
Có thể thấy, nếu tính riêng kế hoạch vốn được giao năm 2021 thì tỷ lệ giải ngân nêu trên là rất thấp, thấp hơn hẳn so với tỉ lệ giải ngân 05 tháng đầu năm 2020 (vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương là 7,19%).
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Bộ Tài chính.
Tại Hội nghị, nhiều lãnh đạo tỉnh, thành phố đã nêu ý kiến về những khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả giải ngân, đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất và các giải pháp nhằm thực hiện đạt kết quả cao trong việc giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Theo đó, đại diện UBND TP Hà Nội, Hà Giang, Thái Nguyên... cho biết, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới các dự án sử dụng vốn nước ngoài đã làm chậm tiến độ giải ngân của các địa phương bởi nhiều hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu, tư vấn giám sát…
Cụ thể, nhiều dự án bị chậm tiến hành đấu thầu vì chuyên gia tư vấn quốc tế hỗ trợ xây dựng hồ sơ thầu và đánh giá thầu không sang được hoặc sang chậm. Thêm vào đó, nhà tài trợ chậm xem xét và cho ý kiến “ không phản đối ” về hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu...
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, đến hết tháng 5/2021 giá trị giải ngân vốn ODA, tính theo số đã gửi đơn rút vốn đến Bộ Tài chính là 551 tỷ đồng. Thực hạch toán ghi thu ghi chi tại Kho bạc Nhà nước là 6,8%. Tuy nhiên, qua số liệu tổng hợp của Bộ Tài chính, số giải ngân của Hà Nội mới được hơn 222,6 tỷ đồng, đạt 2,84%.
“Thành phố đã rất quyết liệt, báo cáo xin ý kiến hướng dẫn của các bộ, ngành; nhưng sự khác biệt giữa quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với thông lệ quốc tế hay quy định của nhà tài trợ khi triển khai hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh các tranh chấp.”, ông Hà Minh Hải nói.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, nhiều nguyên nhân chủ quan làm chậm giải ngân tồn tại lâu nay tiếp tục được lãnh đạo ngành tài chính đề cập như: không có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán (chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, tiến trình triển khai chậm…); chậm xử lý đơn rút vốn...
Cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng theo 3 giai đoạn chính từ khi dự án được duyệt chủ trương đầu tư đến khi được giải ngân, có nhiều vướng mắc dẫn đến chậm giải ngân.
Đầu tiên là chậm hoàn thành các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh hiệp định, thỏa thuận vay.
Tiếp đến là chậm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Hay, do chậm đấu thầu, chậm tổng hợp hồ sơ đề nghị rút vốn, hồ sơ rút vốn không đủ điều kiện giải ngân phải trả lại…
Ghi nhận những nguyên nhân khách quan đến từ khó khăn của dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án song Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng.
“Điều chúng tôi trăn trở nhất là nhiều dự án không có khối lượng thực hiện để thực hiện thanh toán do chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng di dân tái định cư, tiến trình triển khai chậm; chậm xử lý đơn rút vốn; điều chỉnh dự án... tựu chung lại là trình tự thủ tục kéo dài, làm cho dự án triển khai chậm”, ông Hà nói.
Bộ Tài chính cũng đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có cơ chế đơn giản hóa hoặc rút gọn quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với trường hợp được gia hạn thời gian thực hiện dự án; có cơ chế bố trí kế hoạch phù hợp với đặc thù giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi.
Kết luận hội nghị, ông Trần Xuân Hà đề nghị các cơ quan chức năng, các địa phương, các sở ngành liên quan cần có chỉ đạo quyết liệt để Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, các ngành liên quan cần tích cực phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn từ nay đến cuối năm.
Trong thời gian tới, cần ưu tiên cho những dự án có khả năng giải ngân và hoàn thành trong năm 2021 để đẩy nhanh tiến độ, có khối lượng hoàn thành. Các địa phương cần chủ động điều chỉnh phẩn bổ cho các dự án, trong phạm vi của địa phương.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, nếu các địa phương có nhu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn ODA trong năm thì cần đánh giá kỹ và sớm báo cáo, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng chính phủ để điều chỉnh cho phù hợp trong 6 tháng cuối năm 2021.
PV
- Hòa Bình: Nhiều chính sách ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp
- Lào ra thông báo ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam bởi dịch ASF đang bùng phát
- Bộ Y tế: Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
- Hà Nội: Không được yêu cầu công dân cung cấp thêm xác nhận cư trú
- Quảng Nam: Lần đầu tiên tổ chức ngày hội khinh khí cầu tại bờ biển Thăng Bình
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản