Thời đại mới của điện gió và điện mặt trời trên toàn thế giới

16:06 08/04/2022

Căng thẳng quân sự giữa Nga – Ukraine xảy ra đã làm thị trường năng lượng thế giới biến động cực mạnh. Các lệnh trừng phạt kinh tế đã và đang làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng năng lượng của khu vực châu Âu khi đứng trước mùa đông lạnh giá, chính phủ và các tập đoàn lớn đang chung tay đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sạch như điện gió và điện mặt trời để giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch từ Nga.

Cánh đồng điện mặt trời tại Italy (ảnh: Meeco)
Cánh đồng điện mặt trời tại Italy (ảnh: Meeco).

Nhà sản xuất ô tô hạng sang Mercedes-Benz MBGn.DE đang nỗ lực tăng cường tính độc lập về năng lượng của mình trong thập kỷ này với các khoản đầu tư vào năng lượng mặt trời và các trang trại điện gió, trong khi nhận ra rằng giá dầu và khí đốt có thể cao hơn trong thời gian dài sẽ thúc đẩy sự quan tâm của nền kinh tế nhiều hơn đến các nguồn năng lượng tái tạo. "Trong ngắn hạn, mục đích tất yếu của chúng tôi là bảo vệ an ninh năng lượng nhưng về lâu dài sẽ là đẩy nhanh con đường không bị phụ thuộc", Giám đốc điều hành Mercedes-Benz Ola Kaellenius cho biết trong tuần này.

Cuộc chiến ở Ukraine, mà Nga gọi là một "chiến dịch đặc biệt", đã gây thêm áp lực lên các thị trường năng lượng châu Âu, nơi cung và cầu đã bị xáo trộn bởi hiệu ứng đứt gãy chuỗi cung ứng của đại dịch COVID-19. Sau khi bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, Nga đã yêu cầu được trả bằng đồng Rúp cho khí đốt của họ - một phần của sự ăn miếng trả miếng với các lệnh trừng phạt của phương Tây và Mỹ - khiến khu vực châu Âu phải tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn năng lượng lớn nhất của mình.

Xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm khí đốt của Nga sang châu Âu là dòng cung cấp song phương lớn thứ hai trên thế giới giữa hai đối tác thương mại, theo dữ liệu từ BP và châu Âu phụ thuộc vào Nga để cung cấp 40% khí đốt. Mục tiêu của châu Âu là giảm 2/3 sự phụ thuộc trong năm nay dù còn nhiều khó khăn phải đương đầu.

Tình trạng thiếu khí đốt trên toàn cầu đã đẩy giá năng lượng lên mức cao kỷ lục ngay cả trước khi căng thẳng quân sự Nga - Ukraine, làm tăng giá cả các loại năng lượng thay thế như dầu diesel và than, vốn làm tăng lượng phác thải CO2. Giá dầu diesel trung bình ở châu Âu hiện đắt hơn giá xăng lần đầu tiên trong lịch sử.

Bất chấp chi phí phải trả, Danish Crown, một trong những nhà xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới, đã bắt đầu trang bị thêm bốn lò giết mổ có thể chạy bằng diesel ở Đan Mạch nếu cần thiết. Nhà sản xuất bia lớn thứ ba của Đan Mạch, Harboe HARBb.CO, đã thuê một máy phát điện chạy bằng dầu để duy trì hoạt động sản xuất nếu thiếu khí đốt.

Các công ty quốc tế bao gồm Google và Amazon, hai gã khổng lồ công nghệ đã sớm ký các hợp đồng đồng ý trả một mức giá ấn cho năng lượng sạch định trong vài năm, liên quan đến một nhà máy phát điện cụ thể. Ingka Group, chủ sở hữu của hầu hết các cửa hàng IKEA trên thế giới, trong tuần này cho biết họ đã chi 340 triệu euro cho 9 dự án năng lượng mặt trời ở Đức và Tây Ban Nha như một phần của chiến lược dài hạn nhằm thúc đẩy tiêu thụ năng lượng tái tạo. Người phát ngôn cho biết họ sẽ bán điện thông qua các hợp đồng cung cấp định kỳ.

Do nhu cầu cao, Ủy ban Châu Âu đã quyết định đẩy nhanh việc hướng dẫn cho các giao dịch mua bán năng lượng sạch vào năm tới. Trong 10 tháng đầu năm 2021, 203 hợp đồng cung cấp năng lượng sạch đã được ký kết trên toàn cầu với tổng công suất 22 gigawatt - tương đương với 22 nhà máy điện hạt nhân. Đó là mức tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu từ công ty điện lực Tây Ban Nha Iberdrola IBE.MC.

Mới đây, ông Frans Timmermans - Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu cũng đã đến Việt Nam nhằm trao đổi về cam kết được Việt Nam đặt ra ở hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu (COP26) tại Glasgow, cũng như hỗ trợ của EU để Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng mặt trời và điện gió. Theo ông, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng rẻ nhất mà con người biết, đầu tư thấp là cho lợi nhuận nhanh. Và với khí hậu nhiệt đới và lợi thế về bờ biển dài, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển điện mặt trời cũng như điện gió, điển hình là Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (ASM). Năm 2016, ASM đã triển khai lắp đặt hệ thống phát điện năng lượng mặt trời với công suất 1,06 MWp, vốn đầu tư 2 triệu USD. Trong năm 2019 - 2020, ASM tiếp tục đầu tư nhà máy điện mặt trời tại An Giang, với tổng công suất 210 MWp, nhà máy điện mặt trời tại tỉnh Long An, công suất 50 MWp và dự án điện mặt trời áp mái tại An Giang và Bình Dương và không ngừng phát triển. Đây sẽ là xu hướng tất yếu của tương lai không chỉ trong ngắn hạn để giảm bớt phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch mà còn là biện pháp bền vững, bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau.

Dũng Anh