Thứ ba 03/12/2024 23:48
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc
tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng

Tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để giải phóng sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển

24/10/2024 16:59
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng: Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn.

Sáng 21/10, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng và nhấn mạnh: "Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn".

Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được nhiều chuyên gia, các nhà quan sát và cả các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước xem là điều hiếm có trong lịch sử, trước khi ông chia sẻ trách nhiệm cho vị Chủ tịch nước mới do Quốc hội bầu ra, trở lại quyền lực của một lãnh đạo Đảng. Tổng Bí thư đã chỉ ra những điểm nghẽn cốt tử trong hệ thống pháp luật và đặt yêu cầu rất chính xác, khúc chiết, mạch lạc và không rào đón về áp lực cải cách hệ thống pháp luật ở nước ta.

điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực, Tô Lâm, phát triển
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV ngày 21/10. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội.

“Thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”

“Thẳng thắn nhìn nhận trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, cần sớm được khắc phục. Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực ở trong dân. Thủ tục hành chính còn rườm rà, dịch vụ công trực tuyến tuy đã được cải tiến nhưng chưa thuận tiện, thông suốt. Tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu; phân cấp, phân quyền chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập. Một bộ phận còn cồng kềnh, chồng chéo, giữa lập pháp và hành pháp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế đó, Tổng Bí thư yêu cầu: Đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm... Chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới, nhất là những vấn đề liên quan đến cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá phát triển đất nước trong những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư chỉ đạo: Quốc hội phải thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Cần sớm nghiên cứu, xác định rõ phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp với thực tiễn, tránh trùng dẫm với hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác, gây lãng phí.

Để thực hiện được những vấn đề lớn như vậy, Tổng Bí thư yêu cầu: Phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của Quốc hội, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội.

Vì sao phải cải cách thể chế?

Thể chế là hệ thống các thiết chế của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội... và các quy tắc, luật lệ điều chỉnh các hoạt động của chúng. “Nghẽn thể chế” là hiện tượng hệ thống các thiết chế hoạt động bế tắc, kém hiệu quả vì các quy tắc, luật lệ ôm đồm, chồng chéo và xung đột.

Nếu thể chế kém hiệu quả thì tạo những điểm nghẽn, gây ách tắc, cản trở cả việc phát triển hạ tầng, đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh và tối ưu hóa nguồn nhân lực.

Vậy muốn gỡ được “điểm nghẽn của điểm nghẽn” thì phải cải cách hệ thống pháp luật và một vấn đề quan trọng khác là cải cách thủ tục hành chính một cách hiệu qua. Đó là những vấn đề cốt lõi từ ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư.

Nghẽn thể chế, thiếu, khiếm khuyết hệ thống pháp luật làm cho môi trường đầu tư xấu đi, rất khó khăn trong việc thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong các lĩnh vực mới.

Lấy ví dụ trên lĩnh vực đầu tư năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi ở nước ta. Thời gian qua các dự án thí điểm đầu tư điện gió ngoài khơi vẫn tiến triển rất chậm do khoảng trống về pháp lý, do đó cần phải có một nghị quyết của Quốc hội về thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi, để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh năng lượng.

Việt Nam đã có được những định hướng chiến lược đúng đắn cho việc phát triển, tận dụng nguồn năng lượng từ biển. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018). Nghị quyết đã đưa ra các đột phá về phát triển kinh tế biển, nhấn mạnh về “năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới”.

Chính phủ cũng đã có các nghị quyết, quyết định liên quan, đặc biệt về Quy hoạch điện VIII, làm cơ sở để phát triển điện gió ngoài khơi ở nước ta nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cả về mặt pháp lý lẫn thực tế.

Tuy nhiên về pháp lý, hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể cho điện gió ngoài khơi, mà mới chỉ có nêu điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII ban hành năm 2023. Trong khi đó, Luật Biển Việt Nam 2012 vẫn chưa có quy định cụ thể về việc cho ngành năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng thuê mặt nước biển.

Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo năm 2015 có Điều 19 quy định về trình tự, nội dung cấp phép nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tuy nhiên, Điều 19 không quy định về khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các dự án phát triển kinh tế biển nói chung (vốn tư nhân) và điện gió ngoài khơi nói riêng mà chỉ quy định về khảo sát, nghiên cứu cơ bản vốn ngân sách...

Với các bộ, ngành vẫn còn nhiều vướng mắc khi các chính sách, quy định vẫn còn khoảng trống lớn. Đặc biệt quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, thì làm sao triển khai thực hiện Quy hoạch điện lực. Ngoài ra còn những vướng mắc về kỹ thuật khác cũng rất quan trọng...

Những vướng mắc này chưa khơi thông, việc đầu tư, kêu gọi đầu tư điện gió ngoài khơi vẫn chưa thể, làm chậm tiến trình thực hiện chiến lược chuyển đổi năng lượng xanh, sản xuất xanh của nước ta.

Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến lĩnh vực này và mong muốn đầu tư nhưng những khoảng trống pháp lý làm họ do dự, thậm chí rút lui.

Tháng 6/2023, Công ty Ørsted của Đan Mạch đã thông báo ngừng các dự án đầu tư điện gió ngoài khơi ở Ninh Thuận, thực hiện từ năm 2029 đến 2037, với vốn đầu tư 5,5 tỷ USD, với công suất 2GW điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam trước năm 2030, tạo ra 25.000 việc làm. Lý do công ty này rút lui là Việt Nam chưa đủ các chính sách thích hợp.

Mới nhất, Equinor, một tập đoàn năng lượng khổng lồ của Na Uy, cũng tuyên bố rút lui và đóng cửa văn phòng tại Hà Nội, dù đánh giá Việt Nam với 100 triệu dân là nơi "có tiềm năng lớn để trở thành một thị trường phát triển điện gió ngoài khơi".

Điểm nghẽn pháp lý hiện vẫn gây khó khăn cho các địa phương trong đầu tư điện gió ngoài khơi. Như TP. HCM đang ách tắc với hai dự án điện gió tại vùng biển ngoài khơi thuộc huyện Cần Giờ.

Tại Bình Định, ngày 22/10/2024, lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Per Hornung Pedersen, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn PNE (CHLB Đức) về siêu dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh này. Dự án với quy mô công suất 2.000 MW được chia thành 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư khoảng 4,6 tỷ USD. Tuy nhiên, như những dự án khác, phải tháo gỡ những điểm nghẽn về pháp lý mới tổ chức thực hiện được. Lãnh đạo tỉnh đã Bình Định nhờ Bộ Công Thương giúp sức cho dự án điện gió tỉ đô này nhưng Bọ Công Thương cũng chỉ quản lý về mặt Nhà nước, trong khi hệ thống pháp lý liên quan đến lĩnh vực này vẫn chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều...

Không chỉ trên lĩnh vực điện gió ngoài khơi, điện mặt trời mái nhà có một thời gian dài “đụng” phải khoảng trống pháp lý tương tự, làm ách tắc trong đầu tư, phát triển loại năng lượng tái tạo đầy tiềm năng này.

Điểm nghẽn trong thủ tục hành chính, cơ chế

Tổng Bí thư cũng chỉ ra rằng, trong thủ tục hành chính, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng chéo, giữa lập pháp và hành pháp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Hãy nhìn TP. HCM, Nghị quyết 98 của Quốc hội đã trao cho TP.HCM 44 cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực như đầu tư; tài chính, ngân sách Nhà nước; thu hút nhà đầu tư chiến lược; xây dựng - quy hoạch và đầu tư; tổ chức bộ máy… HĐND TP. HCM đã tổ chức 4 kỳ họp, thông qua 24 nghị quyết cụ thể hóa 19/27 cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền. Nhiều nội dung phân cấp, ủy quyền đã được UBND TP. HCM triển khai. Tuy nhiên đến nay TP. HCM vẫn chưa phát huy sức mạnh của nghị quyết này.

Ngày 5/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nói: "Lâu nay tôi có nghe TP. HCM có nghị quyết đặc thù, đặc biệt nhưng cứ làm gì cũng xin ý kiến. TP chưa chủ động, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện. Cái này phải nghiên cứu vì đã giao quyền phải để TP chủ động thực hiện theo pháp luật. Mỗi việc đi xin là mỗi lần hội họp, làm sao giảm hội họp; thứ hai cũng làm sao giảm văn bản trao đổi...”

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, một trong những nguyên nhân chậm trễ trong thực hiện Nghị quyết 98 là các bên vẫn luẩn quẩn đối chiếu cơ chế, chính sách đặc thù với các quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo tính an toàn cho số cơ quan, số bộ ngành. Đây là nguyên nhân của chậm trễ, các vấn đề kéo dài khi thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù”.

Một vấn đề khác về cổ phần hóa các DN có vốn Nhà nước, hiện đang tiến hành rất chậm chạp, trong khi nhiều DN loại này lỗ rất lớn. Đây là nhiệm vụ được xác định là một trong 3 biện pháp trọng tâm để tái cơ cấu kinh tế. Trong đó, cổ phần hóa DN Nhà nước là nội dung quan trọng, nhưng thời gian qua, việc này diễn ra chậm chạp, không đạt kế hoạch đề ra.

Số liệu từ Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho thấy, lũy kế giai đoạn 2016-2020, có 180 DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 489.690 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 180 DN này, chỉ có 39/128 DN thuộc danh mục cổ phần hóa theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (đạt 30% kế hoạch), số DN chưa hoàn thành phê duyệt phương án cổ phần hóa là 89 DN.

Cục Tài chính DN cho biết, tiến độ cổ phần hóa trong những năm gần đây chậm, không đạt kế hoạch có nguyên nhân chủ yếu phát sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch và quá trình tổ chức thực hiện. Đặc biệt, khâu tổ chức triển khai thực hiện, phê duyệt phương án cổ phần hóa, xây dựng phương án thoái vốn, xử lý các tồn tại về tài chính, sắp xếp cơ sở nhà, đất theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công còn kéo dài.

Ngoài ra, chưa có chế tài xử lý trách nhiệm người đứng đầu DN Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước trong việc chậm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN. Theo Cục Tài chính DN, các cơ chế, chính sách pháp luật liên quan chưa đồng bộ. Do vậy trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, nghiên cứu để trình Thủ tướng Chính phủ để bổ sung.

Chỉ dẫn một số lĩnh vực như đã nêu trên, đã cho thấy “bắt mạch” của Tổng Bí thư Tô Lâm là rất chính xác: “Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”.

Không tháo gỡ được “điểm nghẽn của điểm nghẽn” như Tổng Bí thư đã chỉ ra, không nâng cao chất lượng cải cách hành chính, không dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, thì không thể giải phóng toàn bộ sức sản xuất, không thể thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước, cản trở phát triển, gây lãng phí, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Để làm được những yêu cầu đó, Tổng Bí thư yêu cầu phải chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới.

Tin bài khác
Bộ, ngành nào chưa giải ngân vốn ODA?

Bộ, ngành nào chưa giải ngân vốn ODA?

Theo thống kê đến hết tháng 11/2024, vẫn còn 4/10 Bộ, ngành đến nay vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài (vốn ODA) năm 2024.
Bình Dương "chạm" mức kỷ lục xuất siêu 10 tỷ USD

Bình Dương "chạm" mức kỷ lục xuất siêu 10 tỷ USD

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương nhận định, kết quả xuất siêu gần 10 tỷ USD cho thấy các doanh nghiệp có sức chống chịu tốt trước tác động của thị trường
Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải

Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải

Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng có vị trí chiến lược thuận lợi có đường biển, đường hàng không, đường bộ rất thuận lợi để thành lập khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải trong vùng Đông Nam Bộ. Đó là một trong những đề xuất tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.
Kỷ nguyên xanh, rất cần năng lượng nguyên tử

Kỷ nguyên xanh, rất cần năng lượng nguyên tử

Việt Nam đang tăng tốc nền kinh tế với những ngành công nghiệp xanh bền vững, yêu cầu phải có nguồn năng lượng rất lớn. Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cấp bách.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp tết ở sàn giao dịch giá rẻ xuyên biên giới

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp tết ở sàn giao dịch giá rẻ xuyên biên giới

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu tập trung kiểm soát thị trường hàng Tết ở các sàn giao dịch giá rẻ xuyên biên giới, các trang mạng xã hội.
Bạc Liêu tăng tốc giải ngân đầu tư công năm 2024

Bạc Liêu tăng tốc giải ngân đầu tư công năm 2024

Theo báo cáo của tỉnh Bạc Liêu, tính đến cuối tháng 10/2024, địa phương đã thực hiện giải ngân vốn đầu tư công hơn 1.818 tỷ đồng, đạt 49,77% kế hoạch vốn.
Thu ngân sách năm 2024 tại Bắc Kạn: Giải pháp nào để đạt mục tiêu?

Thu ngân sách năm 2024 tại Bắc Kạn: Giải pháp nào để đạt mục tiêu?

Năm 2024 đang dần khép lại với nhiều thách thức, nhưng cũng mở ra cơ hội để tỉnh Bắc Kạn khẳng định sự nỗ lực và sáng tạo trong quản lý tài chính công.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương thực hiện nghiêm túc việc phân bổ và quản lý nguồn vốn đầu tư công theo đúng quy định của pháp luật.
Ngân hàng UOB: Tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam có thể đạt 6,6%

Ngân hàng UOB: Tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam có thể đạt 6,6%

Ngân hàng UOB dự báo tăng trưởng GDP quý 4 của Việt Nam đạt 6,4%, giúp cả năm 2024 đạt 6,4%. Nền kinh tế năm 2025 được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,6%.
Thứ trưởng Bộ GTVT: Đường sắt tốc độ cao - Giấc mơ của bao thế hệ

Thứ trưởng Bộ GTVT: Đường sắt tốc độ cao - Giấc mơ của bao thế hệ

Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy chia sẻ cảm xúc khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng.
Tây Ninh: Giải ngân vốn đầu tư tốc độ “phi mã” những ngày cuối năm

Tây Ninh: Giải ngân vốn đầu tư tốc độ “phi mã” những ngày cuối năm

Trong những ngày cuối năm 2024, UBND tỉnh Tây Ninh đang đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành đúng kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao…
Pháp lý mơ hồ - rào cản đầu tư khu thương mại tự do

Pháp lý mơ hồ - rào cản đầu tư khu thương mại tự do

Việc triển khai khu thương mại tự do tại Việt Nam không chỉ dừng ở vấn đề hạ tầng hay nhân lực mà còn đòi hỏi một chiến lược tổng thể từ hành lang pháp lý, cơ chế vận hành, đến định hướng phát triển theo vùng.
Luật Điện lực (sửa đổi) 2024: Huy động các nguồn lực phát triển điện cho tăng trưởng

Luật Điện lực (sửa đổi) 2024: Huy động các nguồn lực phát triển điện cho tăng trưởng

Với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 91,65%), kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 30/11/2024 đã thông qua Luật Điện lực sửa đổi. Đây là dự án luật quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế, bảo đảm cho các mục tiêu tăng trưởng, phát triển của đất nước cũng như an ninh năng lượng quốc gia.
TP. Hồ Chí Minh chạy đua với áp lực giải ngân vốn đầu tư công cuối năm 2024

TP. Hồ Chí Minh chạy đua với áp lực giải ngân vốn đầu tư công cuối năm 2024

Dù đã đề ra nhiều giải pháp ngay từ đầu năm nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại TP.HCM vẫn đạt rất thấp và rất khó để đạt được mục tiêu giải ngân 95% năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ: Nội lực là chiến lược, ngoại lực là đột phá, phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%

Thủ tướng Chính phủ: Nội lực là chiến lược, ngoại lực là đột phá, phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%

Chính phủ đang đặt trọng tâm vào việc đổi mới và tăng cường các động lực tăng trưởng, hướng tới mục tiêu GDP đạt 8% vào năm 2025.