Tencent vượt qua Apple và Sony để giành "ngôi vương" trong thị trường game

14:50 27/07/2022

Theo công ty nghiên cứu Hà Lan Newzoo, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đã dẫn đầu về doanh thu mảng trò chơi vào năm ngoái với 32,2 tỷ USD, vượt xa Sony với 18,2 tỷ USD và Apple với 15,3 tỷ USD.

Tencent đang tập trung nhiều hơn vào các thị trường game nước ngoài khi Trung Quốc áp dụng một môi trường quản lý chặt chẽ hơn. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Tencent đang tập trung nhiều hơn vào thị trường nước ngoài. (Ảnh của Yusuke Hinata). 

Tencent Holdings của Trung Quốc đã lặng lẽ leo lên vị trí dẫn đầu thị trường game bằng cách thực hiện hơn 180 khoản đầu tư nhỏ hơn nhưng mang tính chiến lược, vượt qua những gã khổng lồ trong ngành như Sony và Microsoft, những người đã gây chú ý với những thương vụ mua lại rầm rộ.

Theo Công ty nghiên cứu Hà Lan Newzoo, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent đã dẫn đầu về doanh thu mảng trò chơi vào năm ngoái với 32,2 tỷ USD, vượt xa Sony với 18,2 tỷ USD và Apple với 15,3 tỷ USD. Sự dẫn đầu này phần lớn nhờ vào danh mục đầu tư rộng lớn của Tencent, bao gồm các công ty Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc. 

Đứng thứ 4 trong danh sách là Elden Ring, một trò chơi nhập vai hành động của Nhật Bản được phát hành vào tháng 2 đã bán được 13,4 triệu bản trên toàn thế giới chỉ trong hơn một tháng. Tencent đã mua lại công ty mẹ của nhà phát triển FromSoftware, Kadokawa, vào năm ngoái cùng với hợp đồng kinh doanh.

Công ty đã cẩn thận trong việc sắp xếp danh sách đối tác, giảm thiếu sự tập trung vào thị trường Trung Quốc. Dữ liệu từ ITjuzi do Nikkei tổng hợp cho thấy, 40% các giao dịch đầu tư của Tencent trong nửa đầu năm 2022 là bên ngoài Trung Quốc, một bước nhảy vọt so với mức 18% của cả năm 2021.

Danh mục đầu tư của họ bao gồm Riot Games, người sáng tạo ra trò chơi điện tử Liên minh huyền thoại; Supercell, một nhà phát triển trò chơi di động Phần Lan từng thuộc sở hữu của Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản; Epic Games, công ty đứng sau Fortnite; và Krafton của Hàn Quốc, nổi tiếng với tựa game PlayerUnknown's Battlegrounds.

Chủ tịch Takayuki Kikuchi của Wake Up Interactive, một công ty có trụ sở tại Tokyo được Tencent mua lại năm ngoái, cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng sự hợp tác sẽ rút ngắn đáng kể thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu của chúng tôi".

Thế giới đang không ngừng thay đổi, điều này khiến các công ty game lớn đang thực hiện các vụ mua lại nhằm hướng tới xu hướng metaverse (vũ trụ ảo) vốn đang phổ biến. Vào tháng 1, Microsoft cho biết họ sẽ mua Activision Blizzard, công ty đứng sau các tựa game lớn như Call of Duty và Diablo, với giá 68,7 tỷ USD hay Sony thông báo mua lại nhà phát triển Destiny Bungie trị giá 3,7 tỷ USD ngay sau đó.

Trong khi đó, thị trường nước ngoài đã trở nên quan trọng hơn đối với Tencent. Công ty cho biết, vào tháng 6 họ có kế hoạch phát hành tựa game  Honor of Kings ra toàn cầu.

Mảng dịch vụ giá trị gia tăng của Tencent, bao gồm trò chơi, là mảng kinh doanh có lợi nhuận cao nhất của công ty, đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 52% ​​vào năm 2021. Các hoạt động fintech và kinh doanh đám mây của họ vẫn đang trong giai đoạn đầu tư ban đầu, trong khi mảng quảng cáo trực tuyến đang trải qua nhiều khó khăn do sự bùng phát dịch COVID-19 làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng.

Trước đây, Tencent đã tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng lớn của nước ngoài , vì vậy họ không vội vàng mở rộng ra nước ngoài khi hoạt động kinh doanh ở quê nhà đã và đang vững chắc.

Điều này dường như đang thay đổi. Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ lớn, trong đó có đối thủ lớn nhất của họ là Alibaba Group Holding khiến họ vẫn đang vật lộn để phục hồi. Điều này đẩy các thị trường nước ngoài lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của Tencent. 

Lyly