Tập đoàn TH triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao vào phát triển bền vững ngành chăn nuôi bò sữa

00:00 12/10/2020

Con đường của một doanh nghiệp bao giờ cũng phải là đồng hành cùng đất nước, cùng Chính phủ. Và trong quá trình phát triển bền vững ngành chăn nuôi bò sữa, tập đoàn TH sẽ không đi một mình...

 Bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH

Tại Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chủ trương “hành động quyết liệt vì nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, hướng về tiêu dùng, xuất khẩu để nông dân nước ta, doanh nghiệp nước ta về nông nghiệp khá hơn, giàu hơn”.

Những năm qua, Chính phủ đã có chủ trương đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới theo đường chính ngạch, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Cuối tháng 4/2019, hai nước đã ký Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, đây là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sữa tươi sang thị trường sữa lớn nhất thế giới này.

Tập đoàn TH là doanh nghiệp sữa đi đầu trong việc xúc tiến và triển khai các hoạt động xuất khẩu sữa tươi chính ngạch vào Trung Quốc từ rất sớm. Ngày 25/4, tập đoàn TH đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển thị trường với đối tác Wuxi Jinqiao International Food City (đơn vị sở hữu trung tâm đầu mối hàng hóa lớn nhất Trung Quốc) về phân phối các sản phẩm sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true MILK tại Trung Quốc.

Ông Ngô Minh Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH 

Theo thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, năm 2008, sau vụ bê bối sữa nhiễm Melamine, Chính phủ Trung Quốc siết chặt những quy định, quy chuẩn về sản xuất, sản phẩm sữa, cũng như các bài kiểm tra an toàn, hệ thống pháp luật quản lý chất lượng sản phẩm sữa. Đến nay, các quy định, quy chuẩn này của Trung Quốc được coi là chặt chẽ nhất thế giới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả bảo đảm rằng các sản phẩm sữa có thể được truy xuất tới nhà sản xuất sữa và các trang trại bò sữa. Bộ khuyến cáo, doanh nghiệp và ngành sữa Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất chăn nuôi bò sữa theo chuỗi khép kín, kiểm soát được an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Với mô hình chăn nuôi theo chuỗi khép kín công nghệ cao tại trang trại TH và hợp tác với nông dân thông qua mô hình Hợp tác xã công nghệ cao, có thể thấy tập đoàn TH đang là doanh nghiệp đi đầu triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị định thư đã ký tại Trung Quốc.

Sữa tươi trang trại của TH từ ngày đầu tiên đã đạt chất lượng quốc tế, đáp ứng được tiêu chuẩn để xuất khẩu ra các thị trường khắt khe. Nhưng làm thế nào để ly sữa tươi của người nông dân Việt Nam cũng đạt được tiêu chuẩn đồng nhất?

Mô hình HTX công nghệ cao đồng hành với người nông dân chính là bước đi của tập đoàn TH để hiện thực hóa chủ trương phát triển nền kinh tế nhưng “Không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 

Nỗi trăn trở ấy đã có lời giải đáp. Tập đoàn TH sẽ đưa người nông dân đồng hành, giúp họ tạo ra một ly sữa chuẩn hóa bằng cách áp dựng công nghệ cao (công nghệ điện toán đám mây, internet vạn vật) vào không chỉ mô hình nuôi tập trung, mà còn phát triển đến từng hộ nông dân, bằng cách thông qua hợp tác xã. Đây là bước đi tập đoàn TH đã thực hiện tại Đà Lạt, thông qua thương hiệu Dalatmilk, giờ đây là Thanh Hóa và tiếp theo là Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Củ Chi (TPHCM), Ba Vì (Hà Nội)... Cách làm này sẽ khởi xướng ra một một mô hình chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người nông dân để cùng nhau chiến thắng.

Với mô hình này, Dalatmilk sẽ triển khai lắp đặt chíp điện tử cho đàn bò của nông hộ. Thông qua hệ thống ăng ten thu phát, Dalatmilk có thể giúp nông dân theo dõi sức khỏe đàn bò thông qua máy tính hoặc smartphone, từ đó đưa ra những cảnh báo sớm về sức khỏe đàn bò, cảnh báo bệnh viêm vú trước 7 ngày, tình trạng đồng dục, tình trạng dinh dưỡng. Người nông dân cũng sẽ được Dalatmilk cung cấp giống, thú y, thức ăn và bao tiêu thu mua sữa tươi nguyên liệu để chế biến.

Tập đoàn TH sẽ đưa người nông dân đồng hành, giúp họ tạo ra một ly sữa chuẩn hóa bằng cách áp dựng công nghệ cao (công nghệ điện toán đám mây, internet vạn vật) vào không chỉ mô hình nuôi tập trung, mà còn phát triển đến từng hộ nông dân, bằng cách thông qua hợp tác xã.

Mô hình HTX công nghệ cao đồng hành với người nông dân chính là bước đi của tập đoàn TH để hiện thực hóa chủ trương phát triển nền kinh tế nhưng “Không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. 

Theo bà Thái Hương, dự kiến đến năm 2025, tổng số đàn bò sữa mà tập đoàn TH đồng hành cùng nông dân thông qua mô hình Hợp tác xã công nghệ cao sẽ đạt khoảng 200.000 con. Cùng với đó, tập đoàn TH cũng đặt mục tiêu mở rộng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung theo chuỗi khép kín lên 200.000 con; nâng tổng số đàn bò sữa mà tập đoàn TH quản lý và sở hữu lên 400.000 con, giúp Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoàn thành mục tiêu phát triển đàn bò sữa 500.000 con theo Quyết định 124/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

PV