Sau quý I/2021 ngân hàng nào không lên sàn sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật
- 189
- Thị trường - Tài chính
- 08:47 21/01/2021
DNHN - Trong quý I/2020, các ngân hàng phải lên sàn hết trừ 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc (OceanBank, CBBank, GPBank).

Thông tin về việc các cổ phiếu ngân hàng sẽ lên sàn trong năm 2021, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN cho biết, nguồn cung đầu năm 2021 của thị trường sẽ dồi dào thêm ở 1 số ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất với UBCKNN sẽ kiên quyết yêu cầu các ngân hàng phải lên sàn, muộn nhất là trong quý 1/2021. Nếu ngân hàng nào không tuân thủ sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật.
"Chắc chắn trong quý 1/2020, các ngân hàng phải lên sàn hết trừ 3 ngân hàng bị Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc (OceanBank, CBBank, GPBank)", ông Dũng nói.
Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" của Thủ tướng Chính phủ ban hành yêu cầu thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần theo hướng đến hết năm 2020, toàn bộ các ngân hàng thương mại niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức hoặc sàn UPCoM.
Trước đó, yêu cầu niêm yết đối với các cổ phiếu ngân hàng cũng được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8/2018.
Ngân hàng lên sàn chứng khoán được coi là một bước tiến quan trọng để minh bạch hoá hoạt động, phát triển về mặt dài hạn của riêng từng ngân hàng và giúp lành mạnh hoá hệ thống. Đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thời hạn rất cụ thể, cùng với kỳ vọng, mong mỏi của các cổ đông khi cổ phiếu ngân hàng được niêm yết sẽ giúp tăng giá, tăng tính thanh khoản, đa dạng hoá thị trường thì không có lý do gì để các ngân hàng trì hoãn việc lên sàn.
Nếu loại trừ các ngân hàng yếu kém bị mua lại bắt buộc hoặc đang bị kiểm soát đặc biệt là CBBank, OceanBank, GPBank, DongABank chưa thể đưa cổ phiếu lên sàn trong thời gian ngắn tới thì có 4 ngân hàng là SCB, VietABank, PVComBank, BaoVietBank đều đang hoạt động bình thường nhưng chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù, dựa phần lớn vào niềm tin của người gửi tiền. Đó cũng là lý do vì sao việc đòi hỏi tính công khai, minh bạch của hệ thống ngân hàng là rất cao. Việc yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại phải niêm yết trên sàn chứng khoán từ phía cơ quan quản lý, Thủ tướng Chính phủ cũng là nhằm phục vụ mục tiêu này.
TH
Bài liên quan
#sàn chứng khoán

Doanh nghiệp có cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn từ 5 phiên liên tiếp trở lên phải báo cáo
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết, đây là một trong những giải pháp mang tính đồng bộ mà Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra nhằm ổn định thị trường, tăng cường giám sát, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Doanh nghiệp giao dịch ngoại tệ online nhận thưởng tới 17 triệu đồng
Cụ thể, trong chương trình“Giao dịch Online – Ưu đãi cực High” của HDBank, từ nay tới ngày 15/10/2022, khách hàng doanh nghiệp được hưởng gói ưu đãi phí với giá trị thưởng lên tới 7 triệu đồng khi mua bán ngoại tệ qua kênh Internet Banking.
Nam A Bank được chấp thuận tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.900 tỷ đồng
Vĩnh Phúc: Bảy tháng thu ngân sách tăng gần 10% so với cùng kỳ
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tài chính, trong 7 tháng đầu năm Vĩnh Phúc đã thu ngân sách 21.805 tỷ đồng, tăng 9,77% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 68,3% mục tiêu 2022.
VN-Index đảo chiều đi xuống sau hai phiên tăng liên tiếp
VN-Index giảm 2,35 điểm (tương đương 0,19%) xuống còn 1.256,5 điểm. Chênh lệch giữa các mã tăng giảm không quá lớn với 246 mã giảm so với 210 mã tăng và 77 mã đứng giá.
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vinh dự nhận 5 giải thưởng lớn về kinh doanh Thẻ quốc tế
Vừa qua, tại Hội nghị thường niên JCB Việt Nam,Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã vinh dự nhận 5 giải thưởng lớn về kinh doanh Thẻ quốc tế.
Hà Tĩnh: Dư nợ phục vụ nhu cầu đời sống chiếm 19,08%
Việc các ngân hàng triển khai đa dạng các gói vay phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất phù hợp đã góp phần hạn chế tín dụng “đen” trên địa bàn, nhất là các khu vực nông thôn.
Kiều hối chảy về Thành phố Hồ Chí Minh giảm trong 6 tháng đầu năm 2022
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố thông qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Một số chỉ tiêu về chiến lược tài chính toàn diện của Nghệ An đạt và vượt so với tỷ lệ chung của cả nước
Đó là thông tin được ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu lên tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì…
20.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi được dành cho công nhân
Nhu cầu vay tiêu dùng lên cao trong 2 năm đại dịch Covid-19 đã tạo “đất” cho tín dụng đen, vốn đã được NHNN và các tổ chức tích cực đẩy lùi, có điều kiện nảy nở trở lại. Giờ đây, “cuộc chiến” với tín dụng đen gieo mầm độc trong đời sống người có thu nhập thấp, đang được sự tiếp sức của các gói vay từ hệ thống tín dụng chính thức, với HD SAISON và một công ty tài chính khác.
Tỷ giá biến động đe dọa nhập khẩu cuối năm
Công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ tuy gặp nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường. Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần chủ động ứng phó với biến động tỷ giá để giảm rủi ro trong những tháng cuối năm.