
Quảng Ngãi đề xuất Chính phủ, sớm có "cơ chế đặc biệt" cho KKT Dung Quất
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã có kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm ưu tiên sớm nâng cấp sân bay Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vận tải tại KKT Dung Quất nói riêng, thúc đẩy phát triển các Vùng kinh tế động lực trọng điểm miền Trung nói chung.
Mới đây, sau buổi kiểm tra thực tế các tuyến đường tại KKT Dung Quất; ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát, lựa chọn các tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân, cũng như nhu cầu vận chuyển phục vụ phát triển KKT Dung Quất, để tham mưu cấp thẩm quyền bổ sung danh mục vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh sẽ xem xét, trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định, bố trí kinh phí thực hiện đầu tư từ năm 2023 - 2025. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa khoảng 500 tỷ đồng.

Đối với dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi, tỉnh xin hỗ trợ từ ngân sách trung ương khoảng 3.000 tỷ đồng. Dự án này sau khi hình thành giúp tạo quỹ đất khoảng 10 nghìn héc ta để thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch, cùng với các tuyến Quốc lộ 1, đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, Quốc lộ 24B sẽ tạo thành hành lang kinh tế chủ đạo, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế động lực, đáp ứng nhu cầu vận tải trong KKT, đặc biệt là khu vực cảng Dung Quất, đồng thời giảm tải cho tuyến Quốc lộ 1.
KKT Dung Quất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh. Tại KKT Dung Quất và các KCN tỉnh hiện có 349 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 375,7 nghìn tỷ đồng, trong đó có 245 dự án (201 doanh nghiệp) đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong năm 2021, giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ của KKT Dung Quất và các KCN tỉnh đạt trên 180 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước trên 20,21 nghìn tỷ đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ đạt 94,24 nghìn tỷ đồng (tăng 45% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 44,9% kế hoạch năm); nộp ngân sách nhà nước trên 10,65 nghìn tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ, đạt 62,6% kế hoạch năm); kim ngạch xuất khẩu 930 triệu USD; giải quyết việc làm mới khoảng 6.000 lao động (100% kế hoạch). Lũy kế đến nay, trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 69 nghìn lao động.
Khu kinh tế Dung Quất đã và đang đóng góp đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của KKT, nhất là các tuyến giao thông huyết mạch, sau hơn 20 năm đầu tư, khai thác đến nay đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Vậy nên việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông trọng điểm trên địa bàn KKT Dung Quất là rất cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (đã được cấp thẩm quyền phê duyệt) chưa có danh mục dự án đầu tư các tuyến đường giao thông trọng điểm này.
Trọng Tâm
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu khẩn trương duyệt quy hoạch các khu tái định cư để phục vụ các dự án trọng điểm
- Quảng Ngãi: Hàng loạt doanh nghiệp “xí phần” hàng trăm ha đất biển tại KKT Dung Quất rồi bỏ hoang
- Quảng Ngãi: Phát triển Khu kinh tế Dung Quất trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực
Cùng chuyên mục


Kiểm toán Nhà nước: Phát hiện và chuyển hồ sơ 8 vụ việc sang Cơ quan Điều tra

Xây dựng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045

Hiệu quả thiết thực của phong trào “Nghệ An chung sức xây dựng Nông thôn mới”

Tổng kiểm tra, rà soát, siết chặt quản lý dịch vụ karaoke

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"