Quảng Nam dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tốc độ tăng trưởng

21:39 01/07/2022

6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt 12.8% so với cùng kỳ năm 2021, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là địa phương có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Sáng 1/7, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX (Nghị quyết số 39) về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW, ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39 trên địa bàn tỉnh. 

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao báo cáo tổng kết của tỉnh, đã bám sát các nội dung Nghị quyết 39 và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của Ban Chỉ đạo xây dựng đề án tổng kết Nghị quyết 39.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao báo cáo tổng kết của tỉnh, đã bám sát các nội dung Nghị quyết 39 và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của Ban Chỉ đạo xây dựng đề án tổng kết Nghị quyết 39.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường nhấn mạnh: Quảng Nam xuất phát điểm là tỉnh thuần nông, là một trong những địa phương nghèo nhất cả nước trong thời điểm vừa chia tách và là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, bão lũ nên khó khăn chồng khó khăn.

Với truyền thống cách mạng “trung dũng, kiên cường”, ý chí quyết tâm, chung sức, đồng lòng, sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển (1997 - 2022), gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 39 và 10 năm thực hiện Kết luận 25 của Bộ Chính trị, Quảng Nam đã từng bước liên kết, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Quảng Nam vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô nền kinh tế đạt gần 103 nghìn tỷ đồng (năm 2021), tăng gấp 14,5 lần so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, GRDP bình quân đầu người tăng từ 5,1 triệu đồng/người (năm 2004) lên 67,6 triệu đồng/người. Năm 2021, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng, gấp 15,4 lần so với năm 2005; là một trong 16 tỉnh, thành có đóng góp về ngân sách Trung ương. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển rất khả quan; chỉ số sản xuất trên các lĩnh vực tăng mạnh. 

Quang cảnh buổi hội nghị
Quang cảnh buổi hội nghị.

Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt gần 60 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 3/14 tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (sau Thanh Hóa và Nghệ An). Tốc độ tăng trưởng đạt 12,8% so với cùng kỳ năm 2021, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là địa phương có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện là 18.681 tỷ đồng (đạt 78,8% dự toán năm) trong đó, thu nội địa đạt hơn 13.600 tỷ đồng (đạt 71,6% dự toán năm).

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện đồng bộ. Các chương trình, dự án đầu tư có trọng điểm, đạt nhiều kết quả trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển; rõ nét nhất là hạ tầng giao thông, với nhiều công trình quan trọng, có tính chất liên vùng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, thúc đẩy lan tỏa phát triển từ đô thị đến nông thôn, kết nối giữa đồng bằng ven biển và miền núi, giữa các tỉnh,thành phố trong khu vực miền Trung.

6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt 12.8% so với cùng kỳ năm 2021, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là địa phương có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bản thổng kê 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt 12.8% so với cùng kỳ năm 2021, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là địa phương có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao báo cáo tổng kết của tỉnh, đã bám sát các nội dung Nghị quyết 39 và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của Ban Chỉ đạo xây dựng đề án tổng kết Nghị quyết 39.

Đồng chí Trần Tuấn Anh bày tỏ vui mừng trước những kết quả đạt được của Quảng Nam trong gần 20 năm qua. Đảng bộ tỉnh đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết 39 và Kết luận 25 của Bộ Chính trị, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; cụ thể hóa nội dung nghị quyết thành các kế hoạch, chương trình, đề án và đã hoàn thành được phần lớn các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra trên địa bàn.

Theo đồng chí Trần Tuấn Anh, những thành tựu đạt được cho thấy Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống và sau gần 20 năm thực hiện nghị quyết này, diện mạo của Quảng Nam thay đổi rõ nét. Điều này thể hiện sự năng động, sáng tạo và sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Nam, nhất là trong xác định đúng và tập trung vào các tiềm năng, lợi thế của địa phương trong bối cảnh xuất phát điểm thấp và nhiều khó khăn, thách thức.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Ông Trần Tuấn Anh đề nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa tiềm năng để phát triển Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển mạnh về kinh tế biển. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, kinh tế biển là trụ đỡ… khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả không gian biển, tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Ông Trần Tuấn Anh đề nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa tiềm năng để phát triển Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển mạnh về kinh tế biển
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Ông Trần Tuấn Anh đề nghị Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa tiềm năng để phát triển Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, nhất là chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

Phát triển bền vững các tiểu vùng; đẩy mạnh phát triển đô thị, hình thành một mạng lưới đô thị có tầng bậc, liên kết và hỗ trợ phát triển lẫn nhau… Đồng thời, khắc phục các hạn chế, yếu kém và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư coi đây như những “dư địa” cần được khai thác để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, phải có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian biển quốc gia và là công cụ quản lý, hỗ trợ thu hút đầu tư và quản lý phát triển.

Phối hợp hoàn thiện thể chế và cơ chế để tăng cường liên kết vùng, nhất là với các địa phương Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Tam giác phát triển ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.

 Trọng Tâm